Với trẻ sơ sinh và giai đoạn ăn dặm càng phải cẩn trọng, vì đây là độ tuổi hệ tiêu hóa còn yếu, sức đề kháng lại chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ gặp “tác dụng phụ” từ ăn uống không đúng cách.
Trường hợp một bé trai mới 8 tháng tuổi gần đây cũng tương tự như vậy, chỉ vì được chăm sóc quá kỹ lưỡng mà sai cách nên phải đối mặt với bệnh tật không đáng có. Qua đây mong các mẹ cho con ăn uống tìm hiểu kĩ, không phải cái gì tốt là cứ cho con ăn thật nhiều đâu, có khi còn hại con thêm đấy.
Câu chuyện này mình vừa đọc được trên báo, giờ chia sẻ để mọi người rút kinh nghiệm khi chăm sóc bé nhà mình nha.
Bé trai 8 tháng tuổi bị hoại tử ruột vì món ăn hàng ngày
Câu chuyện này được bà mẹ 9x có tên là Xiaoli (ở Trung Quốc) chia sẻ để cảnh báo cho tất cả mọi người không mắc sai lầm như gia đình cô.
Xiaoli sinh con xong nhưng cơ thể gầy gầy gò, lại thiếu sữa mẹ nên việc cho con bú không dễ dàng gì. Mặc dù đã thử rất nhiều cách, mẹ chồng của cô ngày nào cũng hầm canh cá chép cho ăn nhưng vẫn không có đủ sữa cho con bú.
Vì vậy, cuối cùng Xiaoli đã phải cho con trai ăn thêm sữa bột để không bị đói. Tuy nhiên, mẹ chồng cô lại cho rằng sữa bột không đủ dinh dưỡng nên đã không nên cho bé uống.
Bà đã đi mua một số loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để bổ sung cho cháu trai của mình khi bé mới được khoảng 4 tháng tuổi.
Thời gian đầu cậu bé vẫn phát triển bình thường, lại trắng trẻo, mập mạp nên không ai nghĩ cậu bé có thể xảy ra điều gì và yên tâm tiếp tục bổ sung cho bé như vậy.
Tuy nhiên sau nhiều tháng như vậy, khi bé được gần 1 tuổi thì bắt đầu có triệu chứng biếng ăn, không còn ăn ngon như trước và bắt đầu sụt cân.
Vì lo lắng nên Xiaoli đã đưa con tới bệnh viện kiểm tra xem cậu bé có vấn đề gì không, thì bàng hoàng khi nghe bác sĩ nói con trai cô bị hoại tử 1 đoạn ruột non và cần phải cắt bỏ ngay.
Vậy đâu là lý do khiến bé trai mới 8 tuổi đã bị hoại tử ruột non, phải cắt bỏ như vậy?
Sau khi hỏi người mẹ về thói quen, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của cậu bé, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân khiến bé trai này bị hoại tử ruột khi mới 8 tháng tuổi.
Theo bác sĩ thì việc được bổ sung thực phẩm dinh dưỡng quá sớm như cậu bé như vậy. Hơn nữa lại bổ sung cũng sai cách chính là lý do khiến cậu bé rơi vào hoàn cảnh này.
Các bác sĩ cho biết, trước khi trẻ được 1 tuổi, các cơ quan của cơ thể rất mỏng manh. Hơn nữa, mức độ tiêu hóa của lá lách và dạ dày thấp, sự trao đổi chất của thận kém. Lúc này nếu người lớn cứ vô tư bổ sung thực phẩm chức năng như vậy, có thể dẫn đến tình trạng hoại tử ruột.
Bé trai bị hoại tử ruột vì ăn uống sai cách. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
5 thực phẩm không tốt khi cho trẻ ăn dặm, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi như sau:
Đầu tiên: Gan động vật
Đây là món ăn giúp bổ sung nhiều sắt và dưỡng chất nên nhiều gia đình thường mua và chế biết cho bé ăn.
Vậy nhưng thực tế gan là cơ quan giải độc của động vật, tất cả các độc tố của cơ thể đều qua gan để xử lý. Do đó, trong gan có khá nhiều độc tố, cũng là thực phẩm không tốt cho trẻ ăn dặm.
Thứ 2: Nước ép trái cây, nước ép rau củ
Nhiều người cho rằng con chưa nhai cắn tốt thì cứ ép nước rau củ, trái cây cho con uống là xong. Vậy nhưng chất xơ sẽ bị phá hủy trong quá trình ép, ngoài ra các chất dinh dưỡng như muối khoáng cũng bị mất đi ở các mức độ khác nhau.
Hơn nnwax, trong nước hoa quả ép thì thứ được giữ lại nhiều nhất là đường, dễ khiến bé dễ bị sâu răng. Đường còn có thể gây thêm gánh nặng cho dạ dày và lá lách, khiến thức ăn khó tiêu, kém hấp thu dinh dưỡng và khiến cho các bé chậm phát triển.
Thứ 3: Mật ong
Các chuyên gia khuyên không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong. Nguyên nhân vì trong mật ong có chứa lượng đường lớn, hơn nữa lại chứa chất gây ngộ độc clostridium botulinum.
Với người lớn, bào tử này hoàn toàn vô hại vì hệ tiêu hóa đã trưởng thành. Vậy nhưng với trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của các bé chưa đủ sức để vô hiệu hóa các bào tử đó.
Bởi vậy mật ong chưa qua xử lý có thể gây táo bón, ngộ độc, hôn mê, thậm chí khiến bé mất mạng.
Thứ 4: Gia vị
Trẻ dưới 1 tuổi thì không thể ăn bất kỳ gia vị nào như mắm, muối, hạt nêm, đường, kể cả nước sốt cà chua, nước trộn salad… bởi nó sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày và thận.
Với trẻ dưới 1 tuổi, chỉ cần cung cấp 0,4g muối. Trong khi hàm lượng này đã hoàn toàn được đáp ứng bởi sữa mẹ, sữa công thức và trong các thực phẩm tự nhiên khi bé ăn dặm.
Thứ 5: Nước hầm xương
Thói quen nhiều gia đình khi cho con ăn dặm là sử dụng nước hầm xương quá nhiều, vì nghĩ rằng nó bổ dưỡng lại giàu canxi.
Vậy nhưng canxi trong thịt và xương ít khi có thể hòa tan trong nước hầm, mà ngược lại nó chứa nhiều dầu mỡ khiến cho dạ dày và ruột của bé không thể tiêu hóa được, khiến cho lá lách và dạ dày quá tải và sẽ dễ gây tích tụ thức ăn, khó tiêu.
Sau câu chuyện của bé trai 8 tháng tuổi báo chí chia sẻ ở trên, mọi người cũng nên rút kinh nghiệm cho mình. Dù các bé được bổ sung dinh dưỡng thì sẽ phát triển tốt, nhưng phải đúng mới được nha mọi người.