9 câu các bố mẹ hối hận vì đã nói với con

1. ‘Bố/Mẹ ước có nhiều thời gian hơn cho bản thân’. Nhiều phụ huynh cảm thấy bị quá tải với những yêu cầu khi nuôi dạy con cái và quán xuyến gia đình. Trong lúc tức giận, bạn có thể nói ước gì mình có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Mặc dù mong

1. ‘Bố/Mẹ ước có nhiều thời gian hơn cho bản thân’.

Nhiều phụ huynh cảm thấy bị quá tải với những yêu cầu khi nuôi dạy con cái và quán xuyến gia đình. Trong lúc tức giận, bạn có thể nói ước gì mình có nhiều thời gian hơn cho bản thân.

Mặc dù mong ước này hoàn toàn chính đáng, song nói với con câu đó có thể khiến con bạn cảm thấy con là gánh nặng, rào cản cho hạnh phúc của bạn.

Hãy tìm cách để nói về nhu cầu thời gian cá nhân mà không khiến con bạn cảm thấy tội lỗi hay bị ghét bỏ.

2. ‘Chúng ta không có tiền mua thứ đó đâu’.

Empty

Căng thẳng tài chính là thực tế ở nhiều gia đình, nhưng nói thẳng thừng với con rằng nhà chúng ta không có tiền sẽ tạo cảm giác thiếu thốn và bất an về tài chính cho con bạn.

Thay vì vậy, hãy giải thích rằng gia đình bạn đang ưu tiên những việc khác và nói về tầm quan trọng của tiết kiệm cho tương lai.

Cách tiếp cận này sẽ giúp trẻ hiểu về kế hoạch chi tiêu mà không cảm thấy mình thiếu thốn, kém may mắn so với bạn bè đồng trang lứa.

3. ‘Con là ngoài ý muốn’.

Trẻ em cần cảm giác được yêu thương, trân trọng. Nói rằng con bạn là ngoài ý muốn sẽ khiến con nghi ngờ giá trị của bản thân.

Dù cho việc mang thai con có thể là điều bạn chưa lên kế hoạch, nhưng hãy nhấn mạnh với con rằng con là một phần quý báu và không thể thay thế của gia đình. Điều này sẽ giúp tạo cảm giác thuộc về gia đình và tăng lòng tự trọng của con.

4. ‘Bố/Mẹ thất vọng vì con’.

Empty

Câu nói này của bố mẹ có thể làm một đứa trẻ tổn thương sâu sắc, tạo cảm giác tự ti và sợ thất bại cho con.

Thay vì nói là bạn thất vọng, hãy tập trung nói về những hành vi hay quyết định dẫn tới vấn đề đó. Việc này giúp con nhìn nhận lại bản thân và trưởng thành hơn mà không tổn thương cái tôi của con.

5. “Cuộc đời không bao giờ công bằng’.

Mặc dù đúng là cuộc đời có thể khó khăn và bất công, nhưng câu nói trên sẽ mang lại cái nhìn tiêu cực và cảm giác bất hạnh cho con bạn.

Tốt hơn, hãy nói cho con biết về những khó khăn mà con có thể phải đối mặt và khuyến khích con tìm cách vượt qua.

Hãy dạy con kiên trì, học cách giải quyết vấn đề và nhắc con nhớ rằng, vấp ngã là cơ hội để trưởng thành, thất bại là mẹ thành công.

6. ‘Con phải được như anh/chị/em của con chứ’.

 
Empty

Việc so sánh giữa anh chị em trong nhà có thể gây tổn thương sâu sắc cho con bạn. Nói con phải được như anh/chị/em của con sẽ khiến con cảm thấy mình kém cỏi hoặc ghen tị với các trẻ khác.

Hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều là riêng biệt, có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Hãy trân trọng sự khác biệt và khuyến khích con trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, thay vì so sánh con với người khác.

Làm như vậy sẽ giúp con có được lòng tự trọng và giúp các con tôn trọng, yêu thương nhau hơn.

7. ‘Thế giới là một nơi đáng sợ’.

Bố mẹ cần chuẩn bị hành trang cho con bước ra thế giới, nhưng nếu bạn liên tục nói rằng thế giới này đáng sợ ra sao thì có thể sẽ gây ra nỗi sợ hãi, lo âu không cần thiết cho con.

Thay vì dọa dẫm như vậy, hãy dạy con cách giữ an toàn và đưa ra quyết định thông minh. Dạy con về những điều tốt đẹp trên thế giới và tầm quan trọng của việc tử tế, dũng cảm và thận trọng.

Góc nhìn cân bằng này sẽ giúp con bạn cảm thấy an toàn và tự tin hơn khi bước vào đời.

8. ‘Bố/Mẹ không tin ước mơ của con đâu’.

Empty

Trẻ nhỏ thường mơ lớn, và dù bạn thấy những hoài bão của con là không thực tế thì cũng đừng làm thui chột tinh thần và sự sáng tạo của con bằng câu nói trên.

Thay vào đó, hãy ủng hộ đam mê của con, khuyến khích con khám phá những điều mình thích.

Hãy đặt câu hỏi, bày tỏ sự hào hứng với mục tiêu của con và giúp con hiểu rằng con sẽ cần làm những gì để đạt mục tiêu ấy. 

Sự hỗ trợ này sẽ giúp con có thêm tự tin và động lực.

9. ‘Trông con không xinh xắn/đẹp trai/…’

Nhận xét ngoại hình của con có thể làm tổn thương lòng tự trọng. Những câu nói như vậy sẽ khiến con bạn nghi ngờ bản thân và mặc cảm ngoại hình.

Hãy tập trung khen ngợi phẩm chất, tài năng, nỗ lực của con bạn thay vì ngoại hình của con.

Khuyến khích con tự tin vào bản thân bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tử tế, trí thông minh, tính kiên trì hơn là vẻ bề ngoài.

Nguồn: https://giadinhmoi.vn/9-cau-cac-bo-me-hoi-han-vi-da-noi-voi-con-d87411.html