𝟻 𝚖ố𝚒 𝚑ọ𝚊 𝚌𝚘𝚗 𝚙𝚑ả𝚒 𝚐á𝚗𝚑 𝚜𝚞ố𝚝 đờ𝚒 𝚗ế𝚞 𝚖ẹ 𝚋ầ𝚞 𝚌ứ 𝚌á𝚞 𝚐ắ𝚝, 𝚝𝚒ê𝚞 𝚌ự𝚌, 𝙼ẹ ơ𝚒 𝚑ã𝚢 𝚖ẹ 𝚌ườ𝚒 𝚝𝚑ô𝚒 𝚗𝚑é

Không chỉ là tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, theo nghiên cứu, tâm trạng không ổn định của mẹ bầu trong thời gian mang thai còn gây ảnh hưởng đến sự hình thành tích cách và tinh thần của bé sau khi sinh Theo các chuyên gia, nếu khi mang thai mẹ bầu duy

Không chỉ là tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, theo nghiên cứu, tâm trạng không ổn định của mẹ bầu trong thời gian mang thai còn gây ảnh hưởng đến sự hình thành tích cách và tinh thần của bé sau khi sinh

Theo các chuyên gia, nếu khi mang thai mẹ bầu duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái thì bé cưng sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh và vui tươi hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu tâm trạng bầu không ổn định, thường hay “nước mắt ngắn, nước mắt dài” sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển tâm lý và hệ thần kinh của trẻ.

1 . Ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Theo nghiên cứu, tâm lý lo âu bồn chồn của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của trẻ. Không chỉ vậy, khi bị suy sụp tinh thần, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, chậm chạm và tăng cân nhiều hơn. Và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là phát triển não.

2. Trẻ có nguy cơ tăng động cao

Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn dễ trở nên bồn chồn, kích động.

Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.

3. Báo động nguy cơ rối loạn tâm ký

Theo thống kê, những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loại hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường.

Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như tình trạng tâm lý bất thường của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.

4. Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ

Vai trò của Giáo Dục Phát Triển Ngôn Ngữ cho trẻ mầm non

Theo thống kê, có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói. Nguyên nhân là do trong giai đoạn trầm cảm, bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng, dẫn đến hậu quả tất yếu, thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển.

5. Ảnh hưởng tính cách trẻ

Theo nhiều nghiên cứu, tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cách của trẻ sau khi sinh. Theo đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận, mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, bầu lạnh lùng thì tích cách bé cưng cũng lãnh đạm hơn…

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X