𝙲ả 𝚗𝚑à 𝟺 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚑ợ𝚙 𝚜ứ𝚌 để 𝚍ỗ 𝚎𝚖 𝚋é 𝚗𝚐ủ, 𝚗𝚑ì𝚗 𝚝𝚑ứ 𝚝𝚛ê𝚗 𝚝𝚊𝚢 ô𝚗𝚐 𝚋à 𝚊𝚒 𝚌ũ𝚗𝚐 𝚙𝚑ả𝚒 𝚕ắ𝚌 đầ𝚞 𝚗𝚐𝚊𝚘 𝚗𝚐á𝚗

Khi em bé ở giai đoạn sơ sinh, chúng cần ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày, việc ru ngủ cũng rất dễ dàng, chỉ cần cho bú no là được. Thế nhưng khi trẻ từ 2 đến 3 tuổi, chúng có xu hướng khó ngủ hơn, thường thích vui chơi, điều này cũng đồng

Khi em bé ở giai đoạn sơ sinh, chúng cần ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày, việc ru ngủ cũng rất dễ dàng, chỉ cần cho bú no là được. Thế nhưng khi trẻ từ 2 đến 3 tuổi, chúng có xu hướng khó ngủ hơn, thường thích vui chơi, điều này cũng đồng nghĩa với việc bố mẹ phải tốn công sức dỗ con ngủ.

Tùy thuộc vào từng gia đình mà có cách dỗ em bé ngủ, nhưng cả nhà 4 người sau đây phải k.h.ổ s.ở nghĩ mọi cách, điều này làm dấy lên cuộc tranh luận của cư dân mạng. Một khoảnh khắc do một người mẹ ghi lại bất ngờ được lan truyền trên MXH đã nhận được nhiều sự chú ý. Trong khoảnh khắc này, mọi người thấy cảnh ông bố đang ôm trên tay đứa con nhỏ khoảng 2-3 tuổi để dỗ ngủ, động tác lắc lư rất thuần thục, miệng còn hát ru.

Nhưng điều đáng nói là trong phòng còn có sự xuất hiện của 2 ông bà, tay cầm túi ni lông trắng, đang chà nhẹ để tạo ra tiếng động để giúp đứa cháu nhanh đi vào giấc ngủ hơn.

Để dỗ một đứa trẻ ngủ, một gia đình 4 người phải vất vả nghĩ ra nhiều cách. Đây là cách dỗ con ngủ phản khoa học, đồng thời hành động mang tính yêu thương trẻ như thế này khiến nhiều người bày tỏ sự lo lắng, cho rằng: “Chiều chuộng con, cháu như thế này có thể sẽ làm bé h.ư h.ỏ.ng”.

Làm thế nào để dỗ trẻ ngủ đúng cách?

Khi trẻ được 18 tháng tuổi, chúng bắt đầu bước vào giai đoạn độc lập, thích nói “không” với mọi thứ. Lúc này, bố mẹ thường rất mệt mỏi khi trẻ cứng đầu, bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Đặc biệt, mỗi lần tới giờ đi ngủ là một số người than phiền rằng, trẻ chỉ thích chơi, không chịu đi ngủ.

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh giúp cha mẹ nhàn tênh

Trước khi cho trẻ đi ngủ, bố mẹ cần xác nhận xem có những yếu tố nào đang cản trở việc trẻ ngủ không? Nếu trẻ đang rơi vào những trường hợp sau đây thì bố mẹ cân nhắc thay đổi.

Trẻ đang trong trạng thái phấn khích, chẳng hạn như đang mải mê xem điện thoại hay TV, uống nhiều nước ngọt, ăn vặt quá nhiều…

Có một số thứ đang khiến trẻ cảm thấy bị quấy rầy như: Ánh đèn, tiếng ồn, cảm giác k.h.ó c.h.ịu (mọc răng, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nghẹt mũi…).

Trẻ tò mò không biết mọi người đang làm gì, muốn tiếp tục chơi đùa.

Trẻ đang cần sự giúp đỡ của bố mẹ khi chưa học được cách tự đi vào giấc ngủ, có thể vì trước đó đã quen với việc đung đưa, bồng bế.

Trẻ đang có cảm giác s.ợ h.ã.i, chẳng hạn như ở một mình, có tiếng sấm sét hoặc có người lạ.

Thời gian ngủ bị lệch do ngủ trưa quá nhiều, ngủ quá sớm.

Các mẹ đã biết cách dỗ bé sơ sinh ngủ siêu nhanh này chưa?

Cho dù là lý do gì đi chăng nữa, có nhiều cách để bố mẹ giúp trẻ ngủ nhanh hơn. Trẻ trong giai đoạn mới biết đi, việc từ chối giấc ngủ là điều bình thường, nhưng bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

Đặt ra thói quen

Bố mẹ cần đảm bảo trẻ ngủ và thức dậy đúng giờ, thời gian ngủ trưa không kéo dài quá lâu để tránh ảnh hưởng đến việc đi ngủ vào buổi tối.

Tạo môi trường yên tĩnh

Trước giờ đi ngủ 30 phút, bố mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh yên tĩnh. Bố mẹ có thể đọc sách cho trẻ nghe, tránh các hoạt động mang tính kích thích cao như xem điện thoại, TV.

Phòng ngủ tối và yên tĩnh

Bố mẹ không nên để bất kỳ thiết bị phát sáng nào gần giường của trẻ.

Đưa trẻ vào giường ngủ ngay nếu thấy chúng ngáp

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như ngáp dài nhưng vẫn còn tỉnh táo, bố mẹ nên đưa trẻ vào giường và muốn chúng tự học cách đưa mình vào giấc ngủ.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X