Trước khi sinh bé thứ hai, cha mẹ nhất định phải giúp con lớn đối diện với cảm xúc sắp có em

Có em là một cú sốc tâm lý đối với mọi đứa trẻ. Hãy thôi suy nghĩ “con phải yêu thương em vì em là em con đi”. Trẻ nhỏ chỉ đang cảm thấy mối quan tâm của cha mẹ đối với mình bị đe dọa. Em bé chưa chào đời mà trẻ đã phải

Có em là một cú sốc tâm lý đối với mọi đứa trẻ. Hãy thôi suy nghĩ “con phải yêu thương em vì em là em con đi”. Trẻ nhỏ chỉ đang cảm thấy mối quan tâm của cha mẹ đối với mình bị đe dọa. Em bé chưa chào đời mà trẻ đã phải thế này, thế khác thì làm sao mà yêu thương cho nổi! Để giúp cho trẻ có một tâm lý tốt, sẵn sàng cùng cha mẹ đón em bé chào đời, bạn có thể làm theo những bí quyết này.

Nói nhiều hơn về đứa em sắp chào đời

Để chuẩn bị dần tinh thần cho con thì hay từ lúc mới mang thai em cha mẹ nên chia sẻ với con về chuyện này. Hãy để con tham gia cùng cha mẹ trong việc thai giáo, để con trò chuyện với em bé trong bụng. Như vậy thì giữa các con sẽ có sự gắn kết với nhau từ sớm. Cha mẹ cũng có thể cùng con lên kế hoạch vui chơi khi em bé chào đời. Như vậy thì con sẽ không cảm thấy lạc lõng.

Bí quyết giúp trẻ làm quen với việc có em các mẹ nên biết

Đừng lấy em ra làm lý do để biện minh

Nếu cha mẹ lấy em nhỏ ra để biện minh cho bất kể việc gì dù đó có là sự thật đi chăng nữa thì cũng hoàn toàn không nên. Chẳng hạn nếu bạn nói vì phải chăm em nên không chơi được với con thì sẽ làm con bị tổn thương tinh thần. Chúng không ghét bạn vì điều đó nhưng thay vì thế chúng sẽ ghét bỏ em. Bởi vì trong suy nghĩ của trẻ, em là nguyên nhân khiến cha mẹ không thể dành thời gian cho mình.

Tặng quà cho trẻ

Trẻ nhỏ rất thích được tặng quà. Cha mẹ có thể dành cho trẻ những món quà bất ngờ để trẻ thấy rằng cha mẹ vẫn rất quan tâm đến mình. Món quà dù nhỏ nhưng cũng đủ để trẻ thấy mình còn được yêu thương và vẫn luôn quan trọng đối với cha mẹ.

Thừa nhận cảm xúc của trẻ

Bỏ qua cảm xúc của con, la mắng khiến chúng giận dỗi, những điều này khiến con tổn thương và dễ có những cảm xúc tiêu cực. Tệ hơn, nó có thể biến thành hành động trút giận lên em bé.

Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe để thấu hiểu và đồng cảm với con nhiều hơn. Hãy nhắc đi nhắc lại về tình yêu mà bạn dành cho con, khuyên nhủ con hãy thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình. Cho dù trẻ có nói “con ghét em” cha mẹ cũng không nên vội vàng yêu cầu trẻ phải nói yêu thương em. Hãy để trẻ cảm nhận tình yêu một cách từ từ, nhẹ nhàng thông qua việc cho trẻ có cơ hội gần em.

Khuyến khích cùng chăm em

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, cha mẹ có thể nhờ trẻ cùng mình chăm em bé. Nếu trẻ chưa sẵn sàng thì cũng không nên thúc giục.

Mỗi ngày cha mẹ hãy nói cho trẻ về vai trò của người anh, người chị trong gia đình. Từ đó trẻ sẽ biết được trách nhiệm của mình. Hãy thử nhờ trẻ làm giúp bạn những việc đơn giản như lấy tã cho em, chọn quần áo, đeo tất cho em, lấy bình sữa,… Trẻ sẽ dần cảm thấy thích thú khi được giúp đỡ và được khen ngợi.

Đặc biệt, đừng bao giờ so sánh trẻ với bất cứ ai kể cả việc so sánh với em bé.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X