Trẻ biết đi là do được chăm sóc đúng, chứ không phải do canxi

Rất nhiều bố mẹ ngày nay mắc chứng “ám ảnh canxi”. “Chứng bệnh” này khiến bố mẹ lầm tưởng con chậm mọc răng, chậm biết đi là do thiếu canxi. Lầm tưởng này dẫn đến việc bố mẹ sai lầm khi bổ sung canxi cho con mà không xác định chắc chắn rằng con có

Rất nhiều bố mẹ ngày nay mắc chứng “ám ảnh canxi”. “Chứng bệnh” này khiến bố mẹ lầm tưởng con chậm mọc răng, chậm biết đi là do thiếu canxi. Lầm tưởng này dẫn đến việc bố mẹ sai lầm khi bổ sung canxi cho con mà không xác định chắc chắn rằng con có thiếu canxi hay không.

Ít có bố mẹ nào bỏ công tìm hiểu tường tận trẻ biết đi là do đâu. Biết đi là nhờ đủ xương, nhờ đủ cơ, hay nhờ chắc xương, nhờ chắc cơ, hay nhờ trơn khớp, hay nhờ thần kinh, hay nhờ tâm lý, hay nhờ năng lượng?

Tre biet di la do cach cham soc dung chu khong phai la do uong canxi - hinh 1

Sự thật là trẻ biết đi là do cách chăm sóc đúng, chứ không phải do uống canxi. (Ảnh: Sonialimphotography)

Các kỹ năng vận động của trẻ có được là do chăm sóc đúng cách, chứ không do ăn gì mà được như vậy. Với bé bú mẹ hoàn toàn, sau 6 tháng sữa mẹ vẫn là thức ăn chính, ăn dặm chỉ là phụ. Bé sẽ sẵn sàng đi khi hệ cơ đủ chắc.

Khi chăm sóc bé, bố mẹ cho bé cơ hội nằm sấp, vận động từ sơ sinh, hỗ trợ vận động tối đa, thì các cột mốc vận động sẽ nhanh hơn (so với bản thân em bé đó nếu không đc chăm sóc phù hợp – chứ không phải so sánh với đứa trẻ khác.) Việc vận động cơ là ở “trí nhớ của cơ” và điều khiển thần kinh, chứ không phải là ăn gì.

Ví dụ nếu liệt chân thì vật lý trị liệu, vận động cơ để cơ khỏe lên và đi được, chứ ăn cả “tấn” canxi mà ngồi yên chỉ đong đưa chân chứ không tập tử tế thì chân không thể “chắc” được.

Tre biet di la do cach cham soc dung chu khong phai do uong canxi - hinh 2

(Ảnh: Sonialimphotography)

Nhiều bố mẹ còn có lầm tưởng rằng bé đã vịn đi rất tốt nhưng không muốn buông tay để tự đi, là do thiếu canxi. Đây là lầm tưởng vô lý. Bé chưa buông tay đi là do những nguyên nhân sau:

– Cơ còn đang luyện tập “trí nhớ cơ bắp” – cơ bắp cần nhớ nhấc chân là như thế nào, đặt xuống là như thế nào, đó là sự điều khiển thần kinh vận động.

– Cơ được điều khiển sẽ biết cách vận động, nhưng có vận động nhiều, thì mới chắc khoẻ. Đó là sức khoẻ của cơ bắp, nên để cơ khoẻ trước khi tập đi bé đã trườn bò, nhún nhảy tại chỗ và vịn đi thật nhiều để có cơ chân khoẻ. Đó là nhờ cơ được vận động nhiều nên khoẻ.

– Bé bỏ tay ra không ngã, đó là thần kinh thăng bằng. Vì sao đứng trên 1 chân thì dễ ngã hơn đứng trên hai chân? Vì sao khoảng cách 2 chân vừa bằng vai thì thế đứng sẽ chắc chắn? Nhờ đâu khi chuyển động trọng tâm cơ thể thay đổi theo kịp để không ngã? Nếu cơ thể bé thừa cân, bé sẽ hay ngã hơn, cơ thể cân đối bé sẽ giữ thăng bằng tốt hơn… đó là nhờ thần kinh thăng bằng.

Tre biet di la do cach cham soc dung chu khong phai do thieu canxi - hinh 3

– Có một số bé đã bỏ tay được, đã bước được nhưng vẫn chỉ thích vịn vào tường hoặc được dắt đi chứ không muốn buông tay, đó là tâm lý. Có thể bé chưa tự tin, có thể bé đã ngã đau nên rút kinh nghiệm, có thể cá tính bé cẩn trọng….

– Bé sẽ đạt được hết các phương diện này để đi độc lập trong thời gian của cột mốc tự đi thuộc biểu đồ phát triển vận động của WHO.

Vì vậy chẳng có mối liên quan giữa uống canxi và mau biết đi. Xin bố mẹ đừng so sánh con phải nhanh biết đi như con nhà hàng xóm.

Vấn đề không phải là cho con uống canxi, mà là cho bố mẹ “uống” kiến thức, kiến thức về sự phát triển vận động, phát triển tâm lý từ sơ sinh để con được hỗ trợ đúng với tốc độ phát triển vận động của con.

Nếu không hiểu biết về các cột mốc vận động của trẻ em, thì dễ dàng bị cuốn vào đám đông, sụp bẫy các quảng cáo bán thuốc “còi xương, chậm lớn”, “bán canxi”, “bán vitamin D”. Khi ấy tiền mất tật mang, tăng nguy cơ vôi hoá sớm, đặt gánh nặng cho hệ bài tiết và nhiều tác hại lâu dài khác cho cơ thể trẻ.

Theo GĐM

BÀI LIÊN QUAN
X