Những việc chồng cần chăm sóc vợ trong 5 ngày sau sinh mổ ở viện

Nếu như đối với sinh thường, nỗi lo sợ nhất của các bà mẹ là phải rạch tầng sinh môn thì đối với sinh mổ, nhiều sản phụ cho rằng lần tập đi ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật bắt con là nỗi đau ám ảnh nhất. Trên thực tế, sinh thường và sinh

Nếu như đối với sinh thường, nỗi lo sợ nhất của các bà mẹ là phải rạch tầng sinh môn thì đối với sinh mổ, nhiều sản phụ cho rằng lần tập đi ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật bắt con là nỗi đau ám ảnh nhất. Trên thực tế, sinh thường và sinh mổ đều có những ưu và khuyết điểm khác nhau, các ông chồng cùng tìm hiểu về cách chăm sóc vợ mình từng ngày cụ thể sau sinh mổ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên sau mổ, sản phụ còn rất yếu, vết mổ đau nên cần nghỉ ngơi trên giường, có thể co duỗi chân tay hoặc ngồi dậy, thay đổi tư thế nhẹ nhàng. Vì phải nằm một tư thế ở trên giường nên người chồng đừng quên massage chân, tay cho vợ mình để giảm bớt sự nhức mỏi trong cơ thể.

Đặc biệt khi đã hết thuốc giảm đau, sản phụ sẽ cảm thấy đau đớn từng cơn co thắt tử cung, cả đêm có thể không ngủ ngon giấc được, lúc này các ông chồng hãy ở bên vợ để an ủi cô ấy vượt qua giai đoạn này. Bên cạnh đó, ngày đầu tiên sau sinh mổ sản dịch dư cũng sẽ tràn ra rất nhiều, người chồng hãy giúp vợ mình thay băng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh vùng kín.

Trong 6 tiếng sau mổ, sản phụ chưa ăn được nhiều do đường ruột ứ nhiều khí, dạ dày của sản phụ hoạt động yếu, khó tiêu hóa thức ăn. Khi sản phụ đã xì hơi hoặc đi đại tiện được thì các ông chồng có thể cho vợ mình ăn cháo loãng và trái cây mềm.

hình ảnh

Nguồn hình: sohu

2. Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ ngày thứ hai

Có lẽ đây là ngày mà bất kì sản phụ nào cũng sẽ không thể quên sau khoảnh khắc phải đứng dậy để tập đi. Mặc dù vết mổ gây đau đớn rất nhiều nhưng sản phụ không nên nằm một chỗ quá lâu. Nếu không vận động sau sinh mổ có thể dẫn đến táo bón, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông ở chân tay, phổi bị ứ đọng hoặc các biến chứng như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

hình ảnh

Nguồn ảnh: aiziw

Lúc này dù bận rộn thì các ông chồng cũng nên đứng bên cạnh đề dìu và động viên vợ mình đứng dậy tập đi nhé, 100 sản phụ thì có đến 99 sản phụ sẽ vừa khóc vừa rên la vì cảm giác như nội tạng của mình đang bị đảo lộn một vòng trong bụng. Bên cạnh đó người chồng cũng cần luôn ở bên cạnh để chăm sóc người vợ sát sao vì lúc này sức khỏe sản phụ vẫn chưa hồi phục, mất máu quá nhiều trong cuộc phẫu thuật có thể khiến sản phụ bị choáng, chóng mặt, dễ tụt huyết áp dẫn đến té, vấp ngã, ngất.

Thời điểm này sản phụ đã có thể ăn cháo đặc, uống nhiều nước lọc ấm, nước trái cây, ăn nhiều hoa quả để tránh bị táo bón.

3. Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ ngày thứ ba

Ngày thứ ba sau mổ, người chồng dìu vợ mình tập đi lại trong phòng và ngoài hành lang, tăng thời gian tập và quãng đường đi lại.

Lúc này, có thể cho sản phụ ăn cơm, vẫn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước trong ngày.

hình ảnh

Nguồn hình: sohu

4. Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ từ ngày thứ 4 trở đi

Từ ngày thứ 4 trở đi, sức khỏe sản phụ đã dần hồi phục, có thể cho sản phụ ăn uống bình thường, chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hạn chế các thực phẩm có thể gây tiêu chảy, lồi sẹo như: thịt bò, thịt gà, rau muống…

5. Ngày xuất viện

Giấy tờ trong ngày xuất viện rất quan trọng nên người chồng cần lưu ý để lấy những giấy tờ cần thiết sau sinh của vợ. Các ông bố cần biết rằng người mẹ cần ít nhất sáu tuần để có thể phục hồi sau khi sinh mổ. Trong giai đoạn này, người mẹ sẽ không được nâng vật nặng, tập thể dục quá sức… vậy nên các ông bố chính là người chăm sóc, đỡ đần việc nhà cho cả mẹ và bé.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X