Những kiểu ngồi cấm kỵ của mẹ bầu, nếu không chú ý có thể gây hại đến thai nhi

Mẹ bầu cần phải chú ý đến cách đi, đứng cũng như dáng ngồi, tuyệt đối là những ngồi nhưng tư thế dưới đây sẽ gây hại đến con. Những tư thế ngồi cấm kỵ, có thể gây hại cho mẹ bầu Ngồi bắt chéo chân Đây là tư thế ngồi cực kỳ có hại

Mẹ bầu cần phải chú ý đến cách đi, đứng cũng như dáng ngồi, tuyệt đối là những ngồi nhưng tư thế dưới đây sẽ gây hại đến con.

Những tư thế ngồi cấm kỵ, có thể gây hại cho mẹ bầu

Ngồi bắt chéo chân

Đây là tư thế ngồi cực kỳ có hại cho sức khỏe, chẳng hạn như dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân (do máu bị cản trở lưu thông), chèn ép thần kinh ở đùi, gây viêm khớp thoái hóa sớm, chân, hông, cột sống cũng có thể biến dạng… Phụ nữ mang thai ngồi tư thế này sẽ càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng sưng phù chân trong thai kỳ.

Ngồi không có lưng tựa

Hãy cung cấp chỗ dựa để cho lưng và cột sống của bạn được nghỉ ngơi cũng như để giúp giữ lưng thẳng, giảm tình trạng đau lưng ê ẩm. Vậy nên bạn đừng ngồi ghế đẩu hay ghế tựa lưng thấp.

Những tư thế ngồi ‘CẤM KỴ’ của mẹ bầu, nếu không chú ý có thể gây hại đến thai nhi - Ảnh 1

Mẹ bầu không nên ngồi không có lưng tựa (Ảnh minh họa: Internet)

Ngồi ngả người về trước

Thay vì ngả ra sau, nhiều người làm việc bàn giấy lại có thói quen chồm, đẩy người về trước như muốn tựa vào bàn. Đừng làm như vậy, nhất là khi mang thai, vì tư thế này sẽ tạo áp lực lên bụng bầu, không chỉ khiến mẹ bất tiện mà còn không tốt cho con.

Tư thế ngồi chuẩn cho mẹ bầu

Ngồi khi mang bầu đặc biệt là khi ngồi làm việc nhiều giờ mẹ cần nhớ:

Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, không thõng lưng cũng không đẩy người.

Nên ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để đảm bảo lưng tìm được điểm tựa tốt, nên trang bị thêm gối đệm ở chỗ đường cong của lưng, như thế mẹ bầu sẽ ít bị mỏi và đau lưng.

Khi ngồi, bạn không gác quá cao chân hay bắt chéo chân, hãy bảo đảm bàn chân đặt thoải mái trên sàn (hoặc đặt chân thoải mái trên chiếc ghế thấp kê chân), đầu gối tạo góc 90 độ, phân bố đều trọng lượng cơ thể ở cả hai bên hông.

Khi ngồi ghế xoay, đừng vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó, mẹ cần xoay cả người.

Không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút, uống nước… Khi đứng lên, mẹ hãy dịch người về trước rồi đứng dậy bằng cách đứng thẳng chân, tránh chồm người để đứng dậy.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X