Mới 13 ngày sau sinh, mẹ trẻ 21 tuổi 𝘤ầ𝘮 𝘥𝘢𝘰 𝘵ự 𝘴á𝘵: Bà đẻ làm gì để không bị trầm cảm?

Rất may gia đình phát hiện kịp thời đưa vào bệnh viện Cu Ba, Quảng Bình cấp cứu, khâu vết thương sau đó chuyển tới khoa tâm thần của viện này để điều trị.

Mấy tháng trước, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân 21 tuổi bị trầm cảm sau sinh.

Được biết bệnh nhân tên là T. T. B.T (21 tuổi ở Bố Trạch, Quảng Bình) vào viện từ ngày 23/5/2022 trong tình trạng la hét, cáu gắt.

Người nhà bệnh nhân B.T kể, sản phụ là con thứ trong gia đình 2 con. Trước khi mắc bệnh, cô gái trẻ này hoàn toàn khoẻ mạnh, bình thường và là người vui vẻ.

B.T hiện đang học ĐH Ngoại ngữ Quảng Bình và là sinh viên năm thứ 3. Thế nhưng cô phải tạm bảo lưu kết quả học tập vì phải ở nhà sau sinh.

Thời điểm B.T nhập viện là khi cô mới kết hôn được 6 tháng. Do vừa học vừa mang bầu nên khá căng thẳng. Tuy nhiên quá trình mang thai và sinh đẻ cũng không có gì bất thường với cân nặng bé 3,2kg khoẻ mạnh. B.T ở cùng chồng và có mẹ đẻ hỗ trợ chăm sóc. Ngoài ra, vợ chồng trẻ này vẫn nhận được sự hỗ trợ kinh tế của gia đình hai bên.

Nhưng kể từ khi sinh con 13 ngày, người bệnh có biểu hiện đêm ngủ kém, chỉ ngủ được tầm 3-4h/ đêm, hay thức giấc giữa đêm, sáng dậy sớm. Đặc biệt B.T mệt mỏi, thiếu năng lượng, ít nói chuyện với mọi người hơn trước, hay ngồi 1 mình, vẻ mặt buồn rầu, hay khóc lóc.

Ngoài ra, cô cũng không còn để tâm tới việc chăm sóc con, không thể hiện tình cảm với con, cảm giác khó chịu khi nghe tiếng con khóc.

Rồi chuyện thương tâm đã xảy đến khi mới 13 ngày sau sinh, bà mẹ trẻ này dùng dao rạch bụng để tự sát. Rất may gia đình phát hiện kịp thời đưa vào bệnh viện Cu Ba, Quảng Bình cấp cứu khâu vết thương sau đó chuyển tới khoa tâm thần của viện này để điều trị.

Sau 20 ngày điều trị, B.T đã có dấu hiệu thuyên giảm, nói chuyện với mẹ và người thân nhiều hơn, bớt buồn chán. Bệnh nhân đã được xuất viện và cho uống thuốc theo đơn. Thế nhưng mới được vài hôm B.T lại la hét, cáu gắt, chống đối không chịu uống thuốc. Người nhà lại lặn lội đưa B.T từ Quảng Bình ra Viện sức khỏe Tâm Thần – Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Cũng tại đây, các bác sĩ sau khi thăm khám đã nhận định bệnh nhân bị rối loạn hành vi và tâm thần nặng kết hợp với thời kì sinh đẻ với trầm cảm chiếm ưu thế có hành vi tự sát.

Bà đẻ làm sao để không bị trầm cảm sau sinh?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự xuất hiện em bé và những thay đổi hormon trong thai kỳ ảnh hưởng cảm xúc của phụ nữ trong thai kỳ và sau sinh. Từ đó phụ nữ sau sinh dễ bị trầm cảm, rối loạn tâm lý.

Hiện tượng trầm cảm sau sinh khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau sinh hoặc bất cứ thời điểm nào trong vòng 1 năm đầu sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể gây những tác động xấu đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, cũng như mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.

Để tránh bị trầm cảm sau sinh, ngay từ khi mang bầu và sinh con, các chị em cần học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi; không nên áp đặt bản thân làm những việc quá sức, không nên quá kì vọng để trở thành người mẹ hoàn hảo; ngủ đủ giấc, tranh thủ nghỉ ngơi khi con đang ngủ; dành thời gian chăm sóc bản thân, gặp gỡ bạn bè người thân…

Đặc biệt, phía gia đình nên dành thời gian quan tâm chăm sóc sản phụ sau sinh, nhất là người chồng cần phải luôn luôn lắng nghe cảm thông và tạo điều kiện cho người vợ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lí.

Ngoài ra, khi sản phụ có dấu hiệu trầm cảm như mệt mỏi, buồn phiền, chán ăn, mất ngủ, cần được khám sớm tại các chuyên khoa tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần.

Theo giadinhmoi Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://giadinhmoi.vn/moi-13-ngay-sau-sinh-me-tre-21-tuoi-cam-dao-tu-sat-ba-de-lam-gi-de-khong-bi-tram-cam-d77349.html?demo
BÀI LIÊN QUAN
X