Mẹ bỉm vỡ mộng khi ở cữ nhà ngoại, kiêng đủ trăm bề nhưng ăn không chừa bụng, tắc sữa đ𝚒 𝚟𝚒ệ𝚗 không dám than

“Con so nhà mạ, con rạ nhà chồng”, ở chỗ các chị không biết thế nào chứ quê em, cứ sinh con là về nhà mẹ đẻ ở cữ. Vì được mẹ ruột chăm ở cữ sẽ thuận tiện, tỉ mỉ hơn. Nhiều cái hơi tế nhị như phụ khoa này nọ, mẹ đẻ vẫn

“Con so nhà mạ, con rạ nhà chồng”, ở chỗ các chị không biết thế nào chứ quê em, cứ sinh con là về nhà mẹ đẻ ở cữ. Vì được mẹ ruột chăm ở cữ sẽ thuận tiện, tỉ mỉ hơn. Nhiều cái hơi tế nhị như phụ khoa này nọ, mẹ đẻ vẫn dễ mở miệng nhờ vả hơn là mẹ chồng. Mẹ chăm con gái ở cữ thì cẩn thận và chu đáo, hết lòng hết dạ.

Nhưng trên đời lắm sự trái ngang, tưởng sinh xong được mẹ đẻ chăm cho sẽ hưởng thụ lắm. Ai ngờ, người mẹ mới sinh đã vỡ mộng khi ở cữ nhà ngoại. Chị ấy bảo thật sự hối hận lắm, phải chi ở cữ nhà chồng có khi không đến mức phải nhập viện.

hình ảnhẢnh minh họa: QQ

Mẹ em cứ hay dặn ở cữ là phải thật kỹ mới được, không là để lại rất nhiều bệnh về sau. Em nghe cũng thấy lo nên mẹ em bảo sao là em làm đúng y, chẳng dám lệch đi đâu. Cứ sợ ẩu ẩu, mấy năm về sau đau đầu, nhức khớp thì khổ lắm. Mà công nhận được mẹ ngoại chăm mát tay thật. Em mau hồi người, 2 tuần thôi là em đi lại khỏe re, sữa về tràn trề luôn.

Vậy mà có trường hợp hiếm, ở cữ nhà ngoại lại khổ trăm đường. Chị Chu (tên nhân vật đã thay đổi), gần đây rất giận mẹ của mình. Thậm chí chị muốn trầm cảm vì mẹ ruột trong lúc ở cữ. Chị nói ở cữ với mẹ đẻ còn chán hơn rất nhiều so với mẹ chồng.

Chị kể mẹ của chị là một người “cổ hủ”, rất ngang và không kiểm soát cảm xúc tốt. Gặp ngay lúc chị mới sinh mong manh, dễ khóc, mẹ lại quá khó khăn khiến chị đau khổ rất nhiều.

Chẳng hạn, bà cho rằng mới sinh là không đụng nước, kể cả nước nóng. Xui là ở cữ đúng mùa hè nắng nóng, vậy mà cả tháng trời không được gội đầu, tắm rửa sao chịu nổi. Còn một tập tục khó “nín thở qua sông” nữa đó là không được đánh răng luôn. Nhiều lúc nóng quá, xin mẹ được rửa chân cho mát cũng không cho luôn, thật sự quá khắc nghiệt.

Hiện tại răng của chị đã xuất hiện tình trạng bị sưng đỏ chân răng, chị nghĩ là do không được đánh răng suốt trong lúc ở cữ. Chưa dừng ở đó, chị phải uống đồ bổ mỗi ngày. Bữa nào cũng ăn rất nhiều đồ dầu mỡ, theo chị là rất tanh. Mẹ chị bảo ăn vậy có sữa nhưng chị thấy sữa không về.

hình ảnhẢnh minh họa: QQ

Ở cữ với mẹ ruột ăn riết đến nỗi chị bị tắc sữa phải đi bệnh viện, bác sĩ nói có thể do ăn quá nhiều dầu mỡ, tưởng bổ nhưng thực tế là thiếu dinh dưỡng. Chị mô tả thời gian 1 tháng ở cữ giống như “luyện ngục trần gian”. Chị mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.

Mẹ chị là nguồn cơn cho chị và chồng bất hòa. Bà nói năng không suy nghĩ, hay mắng nhiếc con rể và gia đình bên chồng ngay trước mặt con rể. Đã có lúc chị muốn ôm con đi khỏi nhà cho xong.

Chỉ một tháng ở cữ mà nghe chị Chu kể xong em cũng ngán luôn. Em thì có chút may mắn hơn, cứ ăn rồi ngủ, khi nào cho con ti thì mẹ em gọi dậy hoặc đi lại trong nhà chừng 15 phút để mau lành vết thương. Lau người, xông hơ thì đầy đủ, ăn uống cũng nhẹ nhàng, không có kiểu ép ăn chân giò, chân ủng gì hết. Còn như chị Chu, ở với mẹ vậy rồi có muốn góp ý, lên tiếng cũng ngại mẹ phật lòng mà quay ra tìm người khác chăm sóc cũng khó ăn khó nói.

Sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu nên cần được ở cữ để phục hồi. Việc ai chăm sóc người mẹ lúc ở cữ rất quan trọng, đặc biệt là sinh con so. Gia đình cần lưu tâm đến những vấn đề dưới đây nếu nhà có mẹ mới sinh ở cữ.

1. Quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của người mẹ

Nhiều khi ở cữ, mọi người chú trọng đến việc người mẹ phải ăn làm sao nhiều sữa cho con ti. Mọi việc đều vây quanh đứa nhỏ, lại còn dễ buông lời trách cứ người mẹ nếu thiếu sữa chẳng hạn. Điều này khiến người mẹ tủi thân, mệt mỏi, rất dễ bị trầm cảm sau sinh.

hình ảnhẢnh minh họa: QQ

2. Ở cữ khoa học, tránh quan niệm quá cũ kỹ

Nhiều quan niệm quá cổ hủ, không tốt hoặc không còn phù hợp khi ở cữ nữa thì nên bỏ đi. Ví dụ như việc ăn nhiều chân giò cho có sữa, nhưng lại không biết rằng chân giò có thể quá nhiều dầu mỡ. Thời gian dài sau sinh, cơ thể và hệ xương của mẹ chưa phục hồi, việc ăn đồ nhiều dầu mỡ sẽ chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa của mẹ.

3. Hạn chế bất đồng với mẹ mới sinh

Có những câu nói khiến mẹ mới sinh thấy rất khó chịu, ví dụ như “mới sinh biết gì”, “không có kinh nghiệm thì đừng lên tiếng”… Cho là mới sinh con lần đầu đi nữa, thì ít nhất người mẹ cũng biết cơ thể mình khó chịu thế nào và cần gì. Dù có phản bác ý kiến của mẹ mới sinh thì cũng nên dùng giọng điệu nhẹ nhàng. Cần bình tĩnh trao đổi, mắng nhiếc chỉ khiến mẹ mới sinh ức chế, hại cơ thể mẹ và ảnh hưởng sữa mẹ.

Em nghĩ chuyện nhà chị Chu chỉ là hiếm khi thôi, chứ ở cữ được mẹ đẻ chăm vẫn là nhất ạ. Mẹ chị Chu cũng xuất phát từ lòng yêu thương con cháu, nhưng sai cách, khiến con cái khó chịu. Thôi thì lần sau sinh con, chị có thể về nhà mẹ chồng ở cữ, lúc đó chắc mọi chuyện sẽ khác.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X