F0 ở nhà chỉ cần test 2 lần vào 2 thời điểm là được: Nhiều người test nhiều rồi kêu tốn kém

Em thì không rõ khoản này lắm, chỉ thấy ngày nào cũng test mà vẫn hai vạch như cũ thì hơi tốn kém ấy. Vậy không biết là F0 thì nên test bao nhiêu lần là đủ nhỉ? Em đọc trên VTC News cũng thấy có chuyên gia đưa ra khuyến cáo về việc test

Em thì không rõ khoản này lắm, chỉ thấy ngày nào cũng test mà vẫn hai vạch như cũ thì hơi tốn kém ấy. Vậy không biết là F0 thì nên test bao nhiêu lần là đủ nhỉ?

Em đọc trên VTC News cũng thấy có chuyên gia đưa ra khuyến cáo về việc test nhanh của F0 sau khi xác định nhiễm cô vít. Thông tin cụ thể, em chia sẻ ở bên dưới nha mọi người.

hình ảnh

Test cô vít. Ảnh minh họa, nguồn: VOV

F0 cần test bao nhiêu lần là đủ, nên test vào thời điểm nào?

Theo BS. Đặng Xuân Thắng, test nhanh hai vạch giúp bảo hiệu rằng một người đã nhiễm cô vít có thể có triệu chứng hoặc không. Đồng thời, test nhanh cũng là cách xác định xem bạn đã về âm để tái hòa nhập cộng đồng được chưa.

Song, có những F0 thì tình trạng dương kéo dài nhiều tuần hoặc vài tháng ngay cả sau khi hồi phục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của F0.

Vậy F0 sau khi nhiễm bệnh thì nên test vào lúc nào, test bao nhiêu lần là đủ? Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho hay: Khi có kết quả hai vạch lần đầu, bạn có thể test lại sau 5 ngày. Nếu không triệu chứng thì F0 có thể test nhanh vào ngày thứ 5. Đối với thai phụ hoặc người bị bệnh nền thì test vào ngày thứ 7.

Như vậy, thường thì F0 cần test nhanh khoảng 3 lần (tính cả lần đầu tiên). Đối với người không triệu chứng là mốc 5 ngày/lần còn với người có bệnh nền thì mốc 7 ngày/lần cho tới khi có xét nghiệm âm tính.

Hầu hết, mọi F0 sau 10 ngày là âm tính với test nhanh nhưng nếu làm PCR có thể cho kết quả dương lâu hơn (có thể lên đến hai tháng). Song, F0 sẽ không lây cho người khác trong khoảng thời gian đó.

Lý do là vì PCR sẽ tìm thấy cô vít ngay cả khi nó không còn khả năng hoạt động, chỉ còn lại xá.c mà thôi. Đó là lý do vì sao mà kết quả PCR có thể dương tới 2 tháng hoặc lâu hơn sau khi nhiễm bệnh. Trong khi đó, test nhanh thì chỉ phát hiện kháng nguyên hoặc protein cụ thể từ cô vít. Nó kém nhạy hơn PCR. Hơn nữa, cả PCR và test nhanh đều hoạt động tốt nhất ở người có triệu chứng.

hình ảnh

F0 không cần test thường xuyên. Ảnh minh họa, nguồn: Shanghai

CDC khuyến cáo: Với những người bị suy giảm miễn dịch (bị ung thư, HIV, đái tháo đường…) hoặc F0 nặng thì nên kéo dài thời gian cách ly lên tới 20 ngày.

Đối với vấn đề F0 cần test nhanh bao nhiêu lần sau khi bình phục, CDC nhấn mạnh: Khi test nhanh dương lần đầu với cô vít thì F0 có thể làm lại sau 5 ngày. Nếu còn dương thì nên tiếp tục cách ly thêm 5 ngày.

Còn TS. Lê Duy Khoa (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) chia sẻ: Khi mắc cô vít, F0 không cần test thường xuyên. Điều quan trọng nhất là F0 cần tự theo dõi triệu chứng để biết tình hình có nặng lên hay không.

Ông cho rằng: Sử dụng test nhanh được cho là cần thiết vào 2 thời điểm là lúc xuất hiện triệu chứng và ngày thứ 5 hoặc thứ 7 hoặc thứ 14. Test khi có triệu chứng là để biết mình có nhiễm cô vít không. Test lần thứ 2 vào ngày thứ 5, 7 hoặc 14 là để biết mình đã âm tính chưa.

TS. Khoa nhận định: Mọi người không nên ngày nào cũng test vì nó là lãng phí và không cần thiết.

Hầu hết các F0 từ khi phát hiện triệu chứng đến ngày thứ 10 test lại sẽ cho kết quả vạch T mờ. Song, những người có sức khỏe yếu thì thời gian dương kéo dài hơn.

Có trường hợp hết triệu chứng nhưng test nhanh vẫn ra vạch T đậm cũng không cần lo lắng quá. Bởi, đây là lúc mà cơ thể đang đào thải cô vít, phần lớn chúng không còn lây bệnh như trong vài ngày đầu nữa.

Đây là những thông tin mà báo chí chính thống đã đăng tải. Mọi người nên tham khảo để tránh bị lãng phí que test. Điều quan trọng nhất của F0 là ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi là sẽ sớm hồi phục lại thôi.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X