Cập nhật chi phí khám thai 2022 mới nhất cho các mẹ bầu tham khảo

Có thêm một thành viên trong gia đình là hạnh phúc, nhưng cũng cần tính đến nhiều khoản khác nhau như chi phí khám thai, chi phí đi đẻ, chi phí nuôi con một năm đầu đời… Nếu điều kiện kinh tế không quá dư giả, các mẹ phải tính toán để vừa tiết kiệm,

Có thêm một thành viên trong gia đình là hạnh phúc, nhưng cũng cần tính đến nhiều khoản khác nhau như chi phí khám thai, chi phí đi đẻ, chi phí nuôi con một năm đầu đời… Nếu điều kiện kinh tế không quá dư giả, các mẹ phải tính toán để vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo các mốc khám thai quan trọng, không thể thiếu trong thai kỳ.

Chi phí khám thai có được bảo hiểm y tế chi trả?

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì chi phí khám thai định kỳ là một trong số các chi phí nằm trong phạm vi chi trả bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, việc khám thai định kỳ này phải thực hiện theo lịch hẹn chuẩn của bệnh viện và theo quy trình khám tiêu chuẩn.

Những trường hợp nào chi phí khám thai được và không được bảo hiểm y tế chi trả?

hình ảnh

Khám thai thuộc danh mục được BHYT chi trả

Mẹ bầu có được hưởng bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám thai hay không phụ thuộc vào nơi khám thai. Các trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế gồm:

Khám thai đúng tuyến

Khám thai trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc

Khám thai trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương mà phải nằm lại viện.

Các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám thai gồm:

Chẩn đoán, xét nghiệm thai không nhằm mục đích điều trị, phục hồi chức năng

Khám thai không theo lịch định kỳ

Khám tại bệnh viện hay phòng khám tư nhân.

Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, khám thai định kỳ và sử dụng khám dịch vụ, thì mẹ bầu vẫn được trừ chi phí bảo hiểm y tế, tùy thuộc vào cơ sở.

Bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám thai như thế nào?

Tương tự như khám, chữa bệnh thông thường, việc hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi khám thai sẽ phụ thuộc vào loại đối tượng mang thai và tuyến khám thai. Theo đó:

1. Trường hợp khám đúng tuyến:

Bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám thai nếu là:

Các đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội.

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.

Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

Khám, chữa bệnh tại tuyến xã.

Tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám thai nếu là:

Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí.

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí khám thai với các đối tượng khám đúng tuyến khác, không thuộc các đối tượng trên.

2. Trường hợp khám trái tuyến:

Bảo hiểm y tế chi trả như sau:

Khám thai và phải điều trị nội trú tuyến trung ương: Được hưởng 40% chi phí điều trị

Khám thai và phải điều trị nội trú tuyến tỉnh: Được hưởng 60% chi phí điều trị. Từ ngày 01/01/2021, người bệnh có thể điều trị nội trú trái tuyến tỉnh mà vẫn được hưởng 100% chi phí theo đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Khám thai và phải điều trị nội trú tuyến huyện: Được hưởng 100% chi phí điều trị

Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.

Tổng chi phí khám thai định kỳ là bao nhiêu?

Các chi phí khám thai định kỳ cơ bản gồm những gì?

hình ảnh

Nếu sản phụ và thai nhi có sức khỏe bình thường thì không cần chỉ định các gói xét nghiệm và tầm soát không cần thiết

Theo các bà mẹ đã có kinh nghiệm, nếu mang thai lần đầu thì chi phí khám thai phụ thuộc rất nhiều vào các xét nghiệm và sàng lọc. Tuy nhiên các mốc không thể bỏ qua gồm:

1. Lần khám thai đầu tiên, khi trễ kinh 1-2 tuần

Xác định thai trong hay thai ngoài tử cung, thai có tim thai sống chưa. Từ đó tính ngày dự sanh theo siêu âm hoặc ngày kinh cuối cùng của sản phụ. Sản phụ có bệnh lý gì kèm theo không (tim, cao huyết áp, động kinh, tiểu đường, vết mổ cũ…)

Chi phí khám định kỳ: Từ 100.000 – 200.000 đồng

Với thai phụ chưa từng tiêm phòng rubella cũng như chưa từng mắc bệnh này trước khi mang thai thì sẽ có thêm xét nghiệm rubella, chi phí từ 200.00 – 350.000 đồng.

2. Thai 11 tuần đến 13,5 tuần

Mốc này rất quan trọng để siêu âm độ mờ da gáy thai nhi, xét nghiệm Double test tầm soát dị tật Down, xét nghiệm máu để phát hiện bất thường ở bà bầu và thai nhi…

Chi phí khám định kỳ: Từ 100.000 – 200.000 đồng

Siêu âm độ mờ da gáy thai nhi: Từ 150.000đ – 400.000 đồng

Xét nghiệm Double Test: Từ 420.000 – 600.000 đồng

Xét nghiệm máu: Từ 200.000 – 400.000 đồng.

3. Thai 14 đến 20 tuần

Xét nghiệm máu nếu cần thiết, xét nghiệm Tripble test tầm soát Down, Siêu âm Soft Marker, tư vấn chọc ối, tiêm ngừa uốn ván…tùy thuộc quá trình chưa khám thai hoặc khám có gì bất thường không.

Chi phí khám định kỳ: Từ 100.000 – 200.000 đồng

Xét nghiệm Tripble Test: Từ 450.000 – 500.000 đồng.

4. Thai 20-24 tuần

Rất quan trọng để siêu âm 4D phát hiện thai nhi có dị tật không, xét nghiệm nước tiểu…

Chi phí khám định kỳ: Từ 100.000 – 200.000 đồng

Xét nghiệm nước tiểu: Từ 450.000 – 500.000 đồng

Siêu âm 4D: Từ 200.000 – 500.000 đồng.

5. Thai 24- 28 tuần

Khám thai định kỳ, tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ…

Chi phí khám định kỳ: Từ 100.000 – 200.000 đồng

Tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ: 180.000 – 350.000 đồng.

6. Thai 29 – 32 tuần

Chi phí khám định kỳ: Từ 100.000 – 200.000 đồng

Siêu âm 4D: Từ 200.000 – 500.000 đồng.

7. Thai 32 – 36 tuần

Hai tuần khám 1 lần

Chi phí khám định kỳ: Từ 100.000 – 200.000 đồng.

8. Thai 37 – 40 tuần trở đi

Một tuần khám 1 lần

Monitor theo dõi nhịp tim thai: Từ 200.000 đồng

Chi phí khám định kỳ: Từ 100.000 – 200.000 đồng.

Theo quy định của Bộ Y tế, một thai kỳ người mẹ phải được khám thai ít nhất ba lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Với các lần khám cơ bản như trên thì chi phí khám thai sẽ rơi vào khoảng từ 2 đến 6 triệu, không bao gồm thuốc kê toa, các dịch vụ kèm theo. Lưu ý, chi phí này được tính ở mức cơ bản, thấp nhất. Với những dịch vụ khám thai cao cấp hơn thì chi phí có thể đội lên thêm.

Các chi phí khám thai đầy đủ bao gồm những gì?

Các xét nghiệm và sàng lọc cơ bản như trên trong suốt thai kỳ được khuyến nghị cho các mẹ bầu sức khỏe bình thường, thai nhi không có nguy cơ… Tuy nhiên nếu khám đầy đủ và mẹ bầu thai kỳ có nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp, đái đường thai kỳ vv… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn, cộng thêm các xét nghiệm khác. Chẳng hạn:

Tổng phân tích tế bào máu (CBC)

Xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C

Xét nghiệm các bệnh nhiễm lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Xét nghiệm lao (TB)

Xét nghiệm sàng lọc virus Zika

Xét nghiệm kháng thể Rh

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Xét nghiệm chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi bao gồm: Chọc ối, sinh thiết gai nhau và siêu âm trúng đích

Xét nghiệm thể mang

Lấy mẫu màng nhau

Chọc dò cuống rốn

Xét nghiệm protein nước tiểu

Xét nghiệm lậu, giang mai

Xét nghiệm HIV.

Và như vậy thì chi phí khám thai cả thai kỳ sẽ tăng lên nhiều lần so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không đề nghị thì có những xét nghiệm thực sự không cần thiết và lãng phí. Nếu mẹ bầu có khả năng tài chính thì có thể tham khỏi các gói khám thai trọn gói do các bệnh viện, phòng khám tư nhân cung cấp.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X