Bé gái 15 ngày tuổi bị hỏng 35cm ruột, 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚔ị𝚌𝚑 vì cách pha sữa cho mau lớn

Điều này cũng vì nhiều gia đình chăm con quá kỹ, lại sốt ruột mong cho con được bổ sung thật nhiểu dinh dưỡng và mau lớn, khỏe mạnh, nên thự ý cho con ăn theo cách của riêng mình, không theo khuyến cáo. Như câu chuyện cách đây chưa lâu mình đọc được trên

Điều này cũng vì nhiều gia đình chăm con quá kỹ, lại sốt ruột mong cho con được bổ sung thật nhiểu dinh dưỡng và mau lớn, khỏe mạnh, nên thự ý cho con ăn theo cách của riêng mình, không theo khuyến cáo.

Như câu chuyện cách đây chưa lâu mình đọc được trên báo là một ví dụ, câu chuyện kể về tình trạng một em bé chưa đầy nửa tháng tuổi bị hoại tử đoạn ruột 35cm, khiến nhiều người lo lắng vô cùng.

Sức khỏe của bé khi ấy khá nguy kịch, nhưng điều không ai ngờ là chính hành động của bố mẹ đã đẩy em bé vào tình trạng nguy hiểm như vậy mọi người ạ.

Giờ mình chia sẻ câu chuyện để mọi người rút kinh nghiệm nha

Mới 1 tháng tuổi, bé sơ sinh đã phải cắt ruột vì sai lầm của người lớn khi pha  sữa công thức

Bé 15 ngày tuổi đột nhiên có biểu hiện bất thường, đi viện khám thì toàn bộ 35cm ruột bị hủy

Em bé sơ sinh đáng thương này là D. Vào một ngày bé đột nhiên có các biểu hiện như ói, đi tiêu kéo dài, nhịp tim tăng lên.

Thấy con có các triệu chứng bất thường, bố mẹ vội vàng đưa bé tới bệnh viện cấp cứu. Sau khi thăm khám, chụp chiếu và làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện thấy toàn bộ phần ruột của D khoảng 35 cm đã bị hủy.

Với một em bé mới chưa đầy nửa tháng tuổi đã bị hoại tử như vậy bố mẹ vô cùng xót xa. Ngay cả các bác sĩ cũng rất ngạc nhiên, vì vốn dĩ với tuổi này các bé hầu như chỉ bổ sung sữa mẹ và được chăm sóc khá tốt.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, bác sĩ mới tá hỏa, hóa ra nguyên nhân khiến bé như vậy lại nằm ở cách pha sữa của bố mẹ bé.

Cha mẹ D vì muốn con ăn no, mau lớn nên đã pha sữa bột cho bé thật đặc. Với mỗi bình sữa pha theo hướng dân, họ lại cho thêm 1 thìa sữa bột vào. Việc pha sữa bột sai cách của bố mẹ bé đã khiến cho ruột của bé bị hủy hoại nghiêm trọng.

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ những năm đầu đời còn quá non yếu nên trở thành môi trường lý tưởng của các vi khuẩn và virus tấn công. 3 nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bao gồm:

Vệ sinh kém: Nếu như các bé không được vệ sinh cá nhân kỹ có thể làm lây lan vi khuẩn, từ đó gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Mầm bệnh: Các mầm bệnh từ bên ngoài nếu như xâm nhập qua miệng đi vào cơ thể , từ đó có thể gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa và gây bệnh.

Nước bị ô nhiễm: Khi các bé tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột.

Các triệu chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột cha mẹ cần phải chú ý như sau:

– Bé quấy khóc, đau bụng dữ dội đi kèm theo triệu chứng sốt (nhẹ hay nặng), mắc ói hoặc nhiều.

– Bé có thể sẽ bị ho, sổ mũi: Điều này là vì mầm bệnh gây nhiễm khuẩn đường ruột có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.

– Bé ăn kém, chán ăn: Đây là một dấu hiệu chung của nhiễm khuẩn đường ruột và các loại nhiễm trùng đường tiêu hóa khác.

– Bé đi ngoài lỏng, có thể lẫn với chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước, hốc hác, xanh xao.

– Tùy theo thể trạng từng bé mà thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 2 – 5 ngày hoặc cũng có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày.

Bố pha quá thêm 1 thìa sữa bột, bác sĩ nghi làm bé 15 ngày tuổi nhập viện

Cách xử lý khi bé bị nhiễm khuẩn đường ruột

Đối với trường hợp nhẹ: Bố mẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, thông thường chỉ sau 1-2 ngày (có thể lâu hơn tùy vào mỗi bé) là khỏi. Lúc này bạn nên:

– Cho trẻ uống nước thường xuyên, với trẻ sơ sinh thì phải được bú sữa. Đồng thời cho trẻ ăn/uống nhiều loại hoa quả có kali như cam, chuối, nước dừa tươi; đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng chưa thể ăn những loại này.

– Làm mềm thức ăn để bé dễ nuốt và tiêu hóa.

– Chia nhỏ bữa ăn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong ngày.

– Một số loại đồ uống như: gừng, rượu dấm táo, húng quế,…sẽ giúp làm dịu dạ dày của bé và chống nhiễm trùng.

Bố mẹ nên cho bé đi bệnh viện nếu thấy những dấu hiệu sau:

– Đi ngoài nhiều lần (5-6 lần/giờ) kèm theo sốt.

– Bé lừ đừ, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều, vã mồ hôi.

– Chất thải có nhày lẫn máu hoặc phân toàn nước, đục; không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít.

– Bố mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì điều này có thể gây nguy hiểm cho bé.

Câu chuyện của em bé như báo chí chia sẻ ở trên là bài học cho các bố mẹ đang nuôi con nhỏ. Dù mong con nhanh lớn, mọi người cũng đừng tùy tiện cho bé ăn uống vô tội vạ và không đúng cách nha.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X