Bé 5 tuổi 𝚝𝚑ả em bé mới sinh từ trên cao xuống vì hàng xóm trêu: ‘Bố mẹ yêu em thôi, cháu bị 𝚛𝚊 𝚛ì𝚊 rồi’

Kể từ khi có đứa con thứ hai, nhiều vấn đề đã xuất hiện khiến cha mẹ rất đau đầu. Với những nhà có điều kiện thì thời gian quan tâm đến 2 đứa con sẽ được san sẻ công bằng để đứa con đầu không cảm thấy mình bị bỏ rơi. Tuy nhiên, không

Kể từ khi có đứa con thứ hai, nhiều vấn đề đã xuất hiện khiến cha mẹ rất đau đầu. Với những nhà có điều kiện thì thời gian quan tâm đến 2 đứa con sẽ được san sẻ công bằng để đứa con đầu không cảm thấy mình bị bỏ rơi. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng duy trì được sự công bằng này, không phải vì họ không thương con như nhau.

Bài chia sẻ cay đắng từ một người thân trong gia đình trên mạng xã hội QQ, Trung Quốc đã khiến nhiều người phải giật mình. Một đứa bé vừa chào đời bị tước đoạt mạng sống, một đứa trẻ 5 tuổi ngơ ngác trước hành vi gây hậu quả nghiêm trọng và phải sống trong sự cắn rứt lương tâm ở những tháng năm rực rỡ đời người vào cái tuổi trưởng thành. Tất cả xuất phát từ lời trêu đùa của người hàng xóm, và ắt hẳn người đó đã nói ra những câu độc địa không chỉ 1 lần.

Câu chuyện buồn chia sẻ trên mạng xã hội QQ (Ảnh QQ)

Chị Lý vừa sinh được một cậu con trai đáng yêu, kháu khỉnh. Cô con gái đầu lòng mới 5 tuổi có vẻ không thích em cho lắm, nhưng chị nghĩ rằng từ từ mình sẽ giải thích cho con hiểu. Ông bà thì ở xa, chồng đi làm suốt ngày, những công việc không tên của bà mẹ mới sinh cứ cuốn chị đi, chẳng còn thời gian tâm tình yêu thương con gái, trừ lúc sáng chị đưa con đi học, buổi chiều bố chở con về thì hai bố con ăn tối trong khi chị chăm em bé.

Con bé sau đó tự chơi 1 mình trong phòng, có lúc nó bước vào phòng mẹ thì chị Lý khẽ “suỵt” rồi đuổi con ra ngoài, nếu lúc đó em bé đang ngủ. Còn khi em bé thức thì ôi thôi nó chỉ quấn lấy mẹ và chịu ngưng khóc khi mẹ ẵm, thời gian cho đứa con gái lớn vô cùng ít ỏi, mẹ con ở cùng nhà có khi chẳng nói chuyện được 2 câu. Đôi khi lúc em khóc, con bé cứ vào đòi mẹ đọc truyện cho nghe, bực bội nên chị quát con, đứa bé rưng rưng rồi lặng lẽ bỏ ra ngoài.

Nghĩ lại đôi khi chị cảm thấy có lỗi với con vô cùng. Nhưng chị mong rằng con gái sẽ hiểu bởi vì con là 1 đứa bé ngoan. Một mình chồng chị đi làm nuôi cả 3 người đã rất vất vả, chị không thể phiền anh chơi với con mỗi khi anh trở về nhà, chỉ muốn ngủ. Nhớ lúc trước, khi cả nhà chưa có em bé, mỗi buổi sáng, chị sẽ dậy thật sớm để làm đồ ăn sáng cho cả nhà. Sau đó, chị vào đánh thức con bằng một nụ hôn lên má bầu bĩnh.

Con bé sẽ tíu tít đánh răng, rửa mặt, hỏi mẹ cho con ăn gì mà thơm thế. Kết thúc buổi sáng, 2 vợ chồng chở con đến trường mẫu giáo, muốn nán lại ít thời gian bên con, chị tận tay dẫn con lên lớp, vừa đi vừa dặn con phải ngoan, đừng làm phiền cô giáo. Đứa bé hiếu động ấy cứ líu lo bên chân chị. Khi đến trước cửa lớp, chị lại ôm con bé vào lòng “Tạm biệt, mẹ yêu con”, con bé cũng thì thầm “Mẹ ơi con yêu mẹ”

Sự có mặt của đứa con thứ 2 khiến nhiều phụ huynh quên bẵng đứa con đầu lòng (Ảnh QQ)

Khi đã vào làm, thỉnh thoảng chị vào xem camera trường mẫu giáo của con xem con bé đang làm gì. Con gái rất ngoan, đôi khi thấy con ngồi nói chuyện với bạn như bà cụ non, chị lại bật cười, chỉ mong tan giờ làm đến đón con. Buổi chiều, khi chị đến lớp, con bé dù đang làm gì cũng chạy ào ra, ôm lấy chân mẹ âu yếm. Suốt đường về nhà, nó cứ líu lo kể chuyện khiến quãng đường như ngắn lại.

Đôi khi có thời gian, 2 vợ chồng lại chở con ghé ngang siêu thị hoặc 1 khu trò chơi thiếu nhi nào đó. Về đến nhà, con tự tắm trong khi 2 vợ chồng chị tất bật làm bữa cơm chiều. Có lúc con tắm lâu khiến chồng chị lo lắng ngó đầu vào, con gái hét toáng “Bố xấu xí, bố không được nhìn con tắm, bố là con trai còn con là con gái”. Rồi sau đó cả nhà dùng bữa với nhau, con gái cứ bá cổ chị hôn chùn chụt.

Những ngày tháng ấy không còn nữa vì chị tất bật chăm sóc cho đứa con mới sinh. Có hôm người con bé ướt sũng nước, đứng ngoài cửa nhìn vào gọi “Mẹ ơi mẹ lau người cho con đi, con vừa tắm xong”,đang loay hoay vì thằng bé con ị, nghe tiếng chị thì giật mình không ị nữa, thế là chị gắt lên:

– Con ra nhờ bố lau, mẹ đang bận.

– Nhưng hôm trước mẹ dạy con là con trai không được nhìn thấy “bông hoa xinh đẹp” của con gái mà, bố là con trai, con là con gái.

– Con nhiễu sự quá, thế con tự làm đi, con có biết con đã 5 tuổi, đã làm chị rồi hay không? Con lớn rồi mà không biết thương mẹ gì hết, con không thấy mẹ đang bận hay sao?

Trẻ con vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương (Ảnh Dancenter)

Con bé lủi thủi ra ngoài. Tối hôm ấy nó cũng không sang chào chị trước khi đi ngủ. Từ khi có em, con bé được ‘di lý’ sang phòng cạnh bên ngủ với bố. Đôi khi chị giật mình nghĩ lại, chẳng biết mình có bất công với con, rõ ràng là con bé không làm điều gì sai những vẫn bị quát mắng. Chị nhủ thầm khi có thời gian, chị sẽ ôm con nhiều hơn.

Sự thay đổi không chỉ đến từ bố mẹ, mà còn đến từ những người xung quanh. Trước đây khi đi ngang nhà chị, ai cũng khen “Ôi con bé xinh quá, đáng yêu quá”, bây giờ họ chỉ chăm chăm nựng nịu thằng bé “Anh chị thật có phúc, cuối cùng cũng có thằng cu nối dõi”, chị cười thầm, nghĩ rằng mình thương 2 con đều như nhau.

Có lúc chị ở trong phòng nghe người hàng xóm nói với con gái “Bố mẹ có em trai rồi kia, cháu bị ra rìa rồi, bố mẹ chỉ yêu em thôi”,chị không nghe tiếng con bé trả lời. Lúc ấy chị định dớm người ra trả lời rõ to “Bố mẹ yêu cả 2 con, bác chỉ đùa thôi” nhưng thằng bé bên cạnh lại ọ ẹ đòi bú trong cơn mê ngủ, thế là chị lại quay sang nó.

Buổi trưa hôm ấy, con gái nóng trong người nên được nghỉ học, chồng thì đi công tác xa, chị ngủ thiếp đi bên nôi vì cả tối qua chị gần như không ngủ: vừa phải canh các cữ bú đêm của đứa nhỏ, vừa chườm khăn cho con gái lớn. Bỗng chị nghe tiếng lao xao trước của nhà mình, tiếng người hoảng hốt gọi tên chị. Chị bừng tỉnh dậy, thảng thốt nhận ra đứa bé bên cạnh mình đã biết mất, cả con gái mới ngồi chơi bên cạnh em cũng không có mặt. Như điên dại, chị chạy ra ngoài cửa, tiếng người lao xao gọi điện cho chồng chị.

Bên ngoài rất đông người tụ tập, khu chung cư này vốn thân thiết như người nhà, hầu như ai cũng biết rõ nhau. Chị thấy đứa con gái lớn đứng nức nở, khuôn mặt tối sầm trong tay bác bảo vệ chung cư. Như cảm thấy nhẹ nhõm phần nào, chị ân cần vuốt má con “Con không sao là được rồi, con gái, em của con đâu rồi?”.

Đám đông đang lao xao bỗng dưng im bặt. Và khi nghe câu chuyện, người mẹ đã quỵ ngã.

Tấm thảm kịch xảy ra từ câu nói đùa của người hàng xóm (Ảnh minh họa, nguồn QQ)

Thì ra trong lúc mẹ thiếp đi, chị gái đã lặng lẽ ẵm em trai ra ngoài, thả ra từ tầng 5 của khu chung cư, như thả một con búp bê. Khi em bé không còn nữa thì cô con gái nhỏ sẽ lại là công chúa của bố mẹ.

Nguyên nhân của thảm kịch chỉ là do một trò đùa của hàng xóm,”Bố mẹ có em trai rồi kia, cháu bị ra rìa rồi, bố mẹ chỉ yêu em thôi” .Những trò đùa nông nổi của người lớn, người đã hai thứ tóc khiến cho một đứa trẻ vô tội bị tước đoạt mạng sống, và một đứa trẻ khác sẽ phải chịu đựng nỗi đau suốt cả cuộc đời.

Trò đùa như vậy có thể khiến người lớn thích thú, Tuy nhiên, hệ tư tưởng của trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện. Nhận thức hạn chế của chúng rất khó xác định cái nào là đúng và đâu là trò đùa.

Nhà tâm lý học Tiến sĩ Susan Foward đã từng nói một từ: Trẻ em không thể phân biệt giữa sự thật và trò đùa. Chúng sẽ tin những gì người lớn nói về bản thân và biến chúng thành ý tưởng của riêng mình. Do đó, người lớn không nên đùa vui với trẻ về những vấn đề tế nhị, có thể làm tổn thương chúng. Là cha mẹ, bạn cũng nên bảo vệ con mình. Khi các loại tình huống sau đây xảy ra, bạn nên kiên quyết can thiệp.

1. Lời nói gây chia rẽ tình cảm gia đình

“Bố mẹ cháu lụm được cháu ở thùng rác đấy”

“Đi với dì, dì yêu con hơn mẹ.”

“Con yêu bố hay yêu mẹ?”

“Bố mẹ ly dị, cháu sẽ theo ai?”

Những lời nói này thật sự trần trụi và có thể làm tổn thương đứa trẻ. Lời nói độc ác như vậy sẽ làm trầm trọng thêm nỗi sợ hãi của trẻ và không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

2. Trẻ con mà, phải thử cái này cái kia chứ

Nhiều người lớn rất vô tư đem con nhà người ra thử nghiệm ăn uống vô kể. Gần đây, ba người lớn trêu chọc 1 đứa trẻ 2 tuổi và bắt nó uống rượu, khiến cậu bé ngộ độc rượu và tử vong.Không chỉ rượu và thuốc lá gây hại cho bé mà những thứ người lớn cho bé ăn như đậu, kẹo, rau câu…cũng có thể gây ngạt thở cho bé.

Buồn cười nhất là câu chuyệncó một bà mẹ phản ánh rằng con mình bị dị ứng với xoài, nhưng một số người thân khăng khăng muốn đưa nó cho em bé. Mặc dù mẹ rõ ràng đã từ chối, nhưng họ hàng không đồng ý, ăn một chút thì chết ai. Nếu bố mẹ không kiên quyết nói không trong tình huống này, con sẽ gặp nguy hiểm.

3. Chạm vào bộ phận nhạy cảm của trẻ

‘Ôi con cò xinh xinh đâu rồi, cho bác sờ tý’

“Không vâng lời nữa, cắt con cò đi”

Theo một nghĩa nào đó, đó là hành vi xâm phạm các phần riêng tư của người khác mà không được phép, là xâm hại tình dục. Đáng buồn thay rất nhiều người lớn vẫn đang làm như thế với trẻ. Họ cho rằng đó là hành động yêu thương, nựng nịu, nhưng không. Đừng lấy sự khác biệt về văn hóa làm lá chắn.

Đây không chỉ là một điều khó coi, nó đã vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của em bé, vì vậy hãy dừng lại.Những trò đùa của mọi người đã khơi dậy sự quan tâm của em bé và tăng tần suất em bé chạm vào những phần riêng tư. Bố mẹ phải kiên quyết ngăn chặn hành vi này

4. Ép buộc trẻ làm điều mình thích

“Ling Ling hát hay lắm phải không con, hái 1 bài cho mọi người nghe nào”

“Sao con nhút nhát thế, múa đi nào”

Tại sao bạn muốn bé biểu diễn trước mặt mọi người? Điều đó có làm đứa trẻ hạnh phúc không?Nếu em bé sẵn sàng thực hiện, đó là điều dễ hiểu.Nếu em bé nhút nhát và không thích làm như vậy, hành vi của cha mẹ sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của em bé. Lòng tự trọng của em bé rất mong manh và “trò đùa” của cha mẹ có thể dễ dàng làm tổn thương em bé.Đặc biệt, khi em bé không thực hiện hoặc làm không tốt ,sự mỉa mai của người lớn sẽ làm tổn thương sâu sắc đến trái tim yếu đuối của em bé, khiến em bé cảm thấy tự ti

5. Trả lời những câu hỏi khó cho bé

Nhiều người lớn không nhạy cảm, luôn khiến trẻ xấu hổ, bố mẹ đừng để bé xấu hổ, trực tiếp giúp bé trả lời là cách tốt nhất.

Nếu ai đó hỏi con bạn: Bố mẹ đã ly hôn, con theo ai?

Bố mẹ nên nói ngay với bé: Bố mẹ sẽ không bao giờ xa cách, chúng ta sẽ luôn ở bên nhau

Thông thường bạn có thể nói với người thân và bạn bè của mình, đừng tạo ra những trò đùa như vậy với bé. Trẻ con rất dễ tổn thương, đừng làm bé bối rối và khổ sở.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X