4 𝐡𝐢ể𝐦 𝐡ọ𝐚 𝐤𝐡ô𝐧 𝐥ườ𝐧𝐠 khi dùng đèn ngủ cho trẻ sơ sinh mẹ cần nắm rõ

Nhiều bà mẹ bỉm sữa luôn có thói quen bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh. Bởi bật đèn suốt đêm sẽ thuận tiện hơn cho việc chăm con. Khi con ọ ẹ đòi bú, khi dậy thay tã, khi con đạp chăn… việc để đèn ngủ trong đêm sẽ giúp các mẹ theo dõi

Nhiều bà mẹ bỉm sữa luôn có thói quen bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh. Bởi bật đèn suốt đêm sẽ thuận tiện hơn cho việc chăm con. Khi con ọ ẹ đòi bú, khi dậy thay tã, khi con đạp chăn… việc để đèn ngủ trong đêm sẽ giúp các mẹ theo dõi được con mà không cần ra khỏi giường để bật đèn. Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh ngủ cùng đèn ngủ thường xuyên lại gây ra những hiểm họa khôn lường, các mẹ cần hết sức lưu ý.

1. Ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch cơ thể của trẻ

Sau khi trẻ đi vào giấc ngủ, cơ thể sẽ tiết ra melatonin, chất này có thể khiến trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và tránh gây tổn thương các tế bào cơ thể trẻ. Ngoài ra các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những em bé ngủ đủ, ngủ sâu trong điều kiện không ánh sáng, cơ thể sẽ sản xuất lượng kháng thể chống virus cao gấp đôi những em bé khác. Vì vậy, để con có sức đề kháng tốt, mẹ nên đảm bảo ban đêm khi ngủ, bé không tiếp xúc với ánh sáng mạnh.

Có nên dùng đèn ngủ cho trẻ sơ sinh

2. Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé trẻ

Ánh sáng không tự nhiên vào ban đêm sẽ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin mà còn ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Đối với trẻ sơ sinh, tốc độ phát triển trong 6 tháng đầu rất nhanh.

Trong giai đoạn này, cha mẹ bật đèn cho con ngủ sẽ làm hormone tăng trưởng của trẻ bị suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh, chiều cao đương nhiên cũng bị ảnh hưởng.

5 tác hại không ngờ tới khi cho trẻ ngủ dưới ánh đèn - Cẩm nang Bibomart

Nên cho bé ngủ riêng trong nôi hoặc cũi đặt sát ngay giường bố mẹ để dễ dàng quan sát và chăm sóc con trong đêm (Ảnh minh họa).

3. Ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của trẻ

Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắt vẫn chưa thực sự ổn định, điều này có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng sẽ làm càng tăng khả năng cận thị của trẻ theo cấp số nhân.

4. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và thói quen ngủ của bé

Khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ có thể dần dần học cách phân biệt giữa ngày và đêm. Nếu đèn ngủ sáng vào ban đêm và ánh sáng ban ngày chỉ có một chút khác biệt trẻ sẽ không phân biệt được đâu là ngày và đâu là đêm? Từ đó trẻ dễ hình thành thói quen “ngủ ngày cày đêm”. Đồng thời, chất lượng giấc ngủ của trẻ đương nhiên bị ảnh hưởng, cũng dễ khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

Những nỗi lo lắng của cha mẹ khi bé ngủ và giải pháp

1. Bé thường xuyên thức giấc vào ban đêm cần được cho ăn và thay tã, việc bật tắt đèn thường xuyên luôn gây phiền phức.

Chăm trẻ sơ sinh mà bật đèn ngủ cả đêm: Những tác hại không ngờ » Báo Phụ Nữ Việt Nam

Một chiếc túi ngủ không chỉ có thể giải quyết vấn đề trẻ em đạp chăn khi ngủ mà những người lớn chăm sóc trẻ cũng đỡ vất vả hơn (Ảnh minh họa).

Giải pháp: Cha mẹ có thể mua loại đèn ngủ có điều khiển từ xa hoặc kích hoạt bằng giọng nói. Bằng cách này, sau khi trẻ khóc, mẹ có thể bật đèn và quan sát tình trạng của trẻ.

2. Lo lắng vì bé “sợ bóng tối” và bất an

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cảm giác an toàn không đến từ ánh sáng, ánh sáng ban đêm chỉ khiến thị lực của trẻ bị hạn chế và nhận thức về ánh sáng cũng sẽ không còn nhạy cảm.

5 tác hại không ngờ khi trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng

Ánh sáng ban đêm khi ngủ cũng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ (Ảnh minh họa).

3. Lo lắng bé đạp chăn

Mặc dù một số bé chưa thể lật người nhưng khả năng dùng tay, chân đá vào chăn vẫn có. Đặc biệt trong mùa đông này, nếu bé đạp tung chăn bông cũng rất dễ bị cảm lạnh.

Giải pháp: Dùng túi ngủ. Một chiếc túi ngủ không chỉ có thể giải quyết vấn đề trẻ em đạp chăn khi ngủ mà những người lớn chăm sóc trẻ cũng đỡ vất vả hơn.

4. Lo lắng cho sự an toàn của trẻ

Vấn đề này chắc hẳn được hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm nhất. Ở giai đoạn sơ sinh, bé chưa có ý thức về nguy hiểm chứ đừng nói đến khả năng tự bảo vệ mình. Vì vậy, bố mẹ sẽ cảm thấy mạng sống quan trọng hơn tác hại của việc bật đèn ngủ. Đại đa số các bậc cha mẹ nghĩ theo cách này là đưa con vào ngủ chung.

Giải pháp: Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ ngủ giường cũi riêng, để thuận tiện nên đặt cũi của trẻ sát giường bố mẹ. Khi đặt trẻ ngủ trong cũi, bỏ hết những loại đồ chơi, búp bê ra bên ngoài. Bằng cách này, bố mẹ sẽ đảm bảo con ngủ riêng mà vẫn đảm bảo an toàn.

Theo Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X