4 điều thai nhi run sợ nhất 1 tháng trước lúc chào đời, mẹ thương con thì chú ý nhé

Các mẹ ơi, em gần sinh rồi mà những ngày gần đây không ngủ được vì lo lắng và hồi hộp không biết sắp tới công cuộc vượt cạn của mình sẽ như thế nào. Hôm trước chị bạn em mang thai mới đến tháng thứ 7 mà đã chuyển dạ, vậy là cả gia

Các mẹ ơi, em gần sinh rồi mà những ngày gần đây không ngủ được vì lo lắng và hồi hộp không biết sắp tới công cuộc vượt cạn của mình sẽ như thế nào. Hôm trước chị bạn em mang thai mới đến tháng thứ 7 mà đã chuyển dạ, vậy là cả gia đình vội vàng đưa vào bệnh viện thì bác sỹ ngay lập tức cho vào phòng sinh vì nước ối đã bị vỡ, tình trạng rất nguy hiểm.

Suốt cả tháng nay anh chồng ngày nào cũng đi tới đi lui vào bệnh viện để “vận chuyển sữa mẹ” cho đứa con đang nằm lồng kính, còn chị bạn em thì ở nhà ăn uống nghỉ ngơi để “sản xuất sữa”. Nghĩ đúng thấy tội luôn các mẹ ạ, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội như thế này, việc thăm nom trong bệnh viện cũng hạn chế và khó khăn nữa, nên mẹ nào đang bầu tháng cuối thì phải hết cẩn thận nhé, dù gì con sinh ra đủ ngày đủ tháng thì vẫn tốt nhất các mẹ ạ.

Nhân đây em cũng chia sẻ thêm 4 việc làm của mẹ bầu trong tháng cuối mà thai nhi rất sợ, các mẹ tham khảo để tránh nguy hiểm cho con trong khoảng thời gian này nhé.

1. Sờ bụng bầu thường xuyên

1 tháng cuối sắp sinh thai nhi cơ bản đã trưởng thành, tử cung người mẹ đang trong giai đoạn nhạy cảm, vì vậy việc mẹ bầu thường xuyên chạm vào bụng sẽ gây kích thích và co bóp tử cung, đây cũng là nguyên nhân đẫn đến việc sinh non.

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mẹ bầu không thể được chạm vào bụng một chút nào, đôi khi đi bộ hoặc lên xuống cầu thang, cơ thể nặng nề áp lực lên vùng eo, bụng thì lúc này mẹ bầu có thể dùng tay đỡ nhẹ để giảm áp lực cho các bộ phận khác trên cơ thể.

hình ảnh

2. Mẹ làm việc quá sức

Với sự lớn dần của thai nhi trong bụng, bụng bầu sẽ có trạng thái chúi về phía trước, nhón gót, kiễng chân sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu mất đi thăng bằng, dễ khiến mẹ đứng không vững và bị ngã. Vì vậy thời gian này mẹ bầu nên nhõng nhẽo chồng 1 chút nhé, kể cả việc lau nhà, rửa chén cũng nên bàn giao lại hết cho chồng để giữ an toàn cho con.

Tuy nhiên cũng không vì vậy mà mẹ bầu quên mất chuyện vận động hàng ngày, vào buổi chiều mẹ bầu có thể rủ chồng đi dạo mát 1 đoạn ngắn rồi nghỉ ngơi.

3. Tâm lý mẹ căng thẳng

Ngày dự sinh đến gần, hầu hết các mẹ bầu sẽ trở nên hồi hộp và lo lắng hơn, một mặt không biết liệu mình có thể sinh thường thuận lợi hay không, mặt khác lại lo lắng không biết thai nhi có khỏe mạnh và an toàn không.

Mặc dù việc căng thẳng trước khi sinh là hiện tượng tâm lý bình thường nhưng mẹ bầu phải chú ý tiết chế cảm xúc hợp lý, không được để tình trạng này kéo dài, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Mẹ bầu phải biết rằng mọi cảm xúc của mình và thai nhi lúc này đều được kết nối với nhau, khi tâm lý căng thẳng sẽ rất có hại cho sự phát triển của bé yêu và là 1 trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu có thể bị sảy thai, sinh non. Mẹ có thể loại bỏ căng thẳng bằng những bộ phim hài hoặc tập yoga nhẹ nhàng. Hãy chia sẻ với người thân những lo lắng, khó khăn của mẹ bầu để được giúp đỡ và giải tỏa nhanh nhất.

hình ảnh

Nguồn hình: sohu

4. Ăn uống quá nhiều

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng càng giai đoạn cuối thai kỳ càng phải ăn uống nhiều để có sức đi đẻ nhưng thực tế là không cần thiết. Việc ăn nhiều chỉ càng khiến mẹ bầu thêm nặng nề, khó chịu và còn gia tăng chứng ợ nóng, thậm chí còn khiến phụ nữ dễ rơi vào tình trạng hôn mê khi đau đẻ.

Các chuyên gia cho rằng mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn trong ngày, đồng thời ưu tiên những thức ăn loãng, nhiều chất xơ để không có cảm giác khó chịu.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X