3 món ăn vặt mẹ bầu rất thích nhưng lại 𝚑ạ𝚒 𝚝𝚑𝚊𝚒 𝚗𝚑𝚒 𝚍ị 𝚝ậ𝚝 𝚋ẩ𝚖 𝚜𝚒𝚗𝚑, mẹ thương con xin chớ ăn nhiều

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu luôn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Nhưng nhiều mẹ vẫn ỷ y bỏ ngoài tai những lời khuyên của các chuyên gia, để rồi tự chuốc lấy hậu quả khi vô tư ăn những món ăn dưới đây. Bánh tráng trộn Là món ăn khoái

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu luôn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Nhưng nhiều mẹ vẫn ỷ y bỏ ngoài tai những lời khuyên của các chuyên gia, để rồi tự chuốc lấy hậu quả khi vô tư ăn những món ăn dưới đây.

Bánh tráng trộn

Là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bầu, nhưng lại ẩn chứa những mối nguy khôn lường

Được biết đến là món ăn vặt quen thuộc, phổ biến của rất nhiều chị em phụ nữ. Bánh tráng trộn là sự kết hợp tuyệt vời giữa các nguyên liệu tạo thành món ăn chơi ngon khó cưỡng. Nhưng các chuyên gia lại không ngừng khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn nhiều món này, bởi nguyên liệu dùng để chế biến thường là những thực phẩm dễ bị vi khuẩn xâm nhập rau sống, xoài nạo, bò khô, mực khô, hành phi khô, bánh tráng, trứng cút,…

Chưa kể, hầu hết bánh tráng trộn đều được bán ngoài đường, nên hầu hết không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, nên khi bà bầu ăn vào dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán và các ký sinh trùng gây bệnh, gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Bánh tráng trộn miền Nam hút khách Hà Nội | Admicro

Tốt nhất, để thỏa mãn cơn thèm của các tín đồ “bánh tráng trộn”, mẹ bầu nên tìm mua những nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, sau đó học hỏi công thức để thưởng thức ngay tại nhà. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý những vấn đề sau:

+ Trộn một lượng bánh vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lúc, tránh tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu;

+ Không nên ăn khi đói, vì trong bánh tráng trộn có một số nguyên liệu giàu vitamin C như chanh, xoài,… gây cào ruột;

+ Chỉ dùng bánh tráng trộn như một loại đồ ăn chơi, không nên ăn quá nhiều vì hàm lượng dinh dưỡng thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu cho một bữa ăn hằng ngày của mẹ bầu.

Bún, phở giá rẻ ở các hàng vỉa hè

Một tô bún thơm ngon giúp mẹ bầu giải tỏa cơn đói, nhưng đừng ăn ở hàng quán nhé

Bún, phở, hủ tiếu,… là những món ăn được các chuyên gia khuyến khích ăn bởi nó chứa nhiều đạm, chất béo và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Ngoài ra, còn có rất nhiều lợi ích:

+ Với những mẹ bầu đang trong giai đoạn ốm nghén, không ăn được cơm, thì những thực phẩm này có thể “cứu cánh” thai phụ trong thời gian này. Vì những nguyên liệu có trong những món ăn này giúp cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và bé;

+ Rau trong bún, phở,… giúp cung cấp lượng vitamin cần thiết cho mẹ bầu, hạn chế tình trạng thiếu hụt vitamin.

Những quán phở, bún vỉa hè giá cao vẫn hút khách ở Hà Nội

Tuy là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, nhưng mẹ không nên lạm dụng những món ăn này quá thường xuyên, bởi:

+ Hầu hết các món ăn từ vỉa hè đều không được kiểm định về chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Mẹ bầu không nên ăn nhiều mắm tôm trong các món bún rất dễ nhiễm khuẩn listeria. Một khi nó nhiễm vào cơ thể thai phụ, chúng dễ dàng xâm nhập vào máu và tìm đến nhau thai, từ đó tấn công đến bào thai, gây ra tình trạng sinh non, sẩy thai;

+ Ăn quá nhiều mắm tôm, mắm cá còn khiến mẹ đứng trước nguy cơ mắc bệnh đường ruột và u.ng th.ư.

Vì vậy, mẹ hãy cố gắng tự học nấu ăn ở nhà, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại hạn chế tình trạng bị ngộ đ.ộc thực phẩm.

Mì tôm

Dù rất thơm ngon, nhưng mẹ nhớ hạn chế ăn mì tôm nếu không muốn con mình gặp họa

Với tính chất nhanh, gọn, mùi vị thơm ngon, mì tôm đang trở thành thói quen ăn uống của rất nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, với những phụ nữ mang thai nó có thể gây hại nhiều hơn:

+ Thành phần chủ yếu của mì tôm là tinh bột, muối, hương liệu,… nhưng lại không có chất xơ, protein và vitamin. Nên mì tôm rất khó được phân hủy, gây tình trạng no giả;

Minh Đức: Mì Ăn Liền/Mì Tôm không thay được bữa cơm

+ Hàm lượng muối vượt mức cho phép (nhu cầu muối trong ngày của một người lớn chỉ trong khoảng 1,5-2g, nhưng trong một gói mì tôm 100g có chứa 2,7g muối). Vì vậy, mẹ bầu ăn nhiều mì tôm sẽ đối mặt với tình trạng huyết áp cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường rất cao. gây ngu.y hi.ểm cho thai nhi.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo dinh dưỡng mà vẫn thỏa mãn cơn thèm, mẹ bầu nên đun sôi nước, sau đó cho mì vào trụng sơ, tiếp tục nấu nước lần hai để nấu lần nữa. Phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ được phần nào lượng chất béo không lành mạnh và những chất độc hại có trong mì. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm rau, thịt bò,… để tăng cường chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Thời kỳ mang bầu, thai nhi chủ yếu hấp thụ qua dây nhau, do đó việc ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai. Vì vậy, mẹ hãy hạn chế ăn những món trên nhé!

The giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X