3 mối họa không hề nhỏ mà thai nhi phải gánh chịu khi mẹ cứ trằn trọc khó ngủ

Nếu không có được giấc ngủ ngon, thường xuyên trằn trọc, trở mình, sức khỏe của mẹ và cả thai nhi đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Như các mẹ đã biết, t.ư th.ế nằm tốt nhất cho bà bầu khi mang thai đó chính là nghiêng sang bên trái. Đây là t.ư th.ế

Nếu không có được giấc ngủ ngon, thường xuyên trằn trọc, trở mình, sức khỏe của mẹ và cả thai nhi đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như các mẹ đã biết, t.ư th.ế nằm tốt nhất cho bà bầu khi mang thai đó chính là nghiêng sang bên trái. Đây là t.ư th.ế thuận lợi và an toàn cho sự phát triển của thai nhi cũng như sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu.

Tuy nhiên, nếu suốt 9 tháng 10 ngày mẹ chỉ nằm duy nhất một tư thế thì cũng khá khó chịu, thỉnh thoảng, mẹ có thể thay đổi t.ư th.ế để cơ thể thoải mái hơn.

Nhiều bà bầu rất lo lắng vì sợ rằng việc trở mình có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng, theo các chuyên gia, thỉnh thoảng mẹ bầu trở mình qua lại sẽ không hề hấn gì đến sự phát triển của thai nhi vì em bé lúc nào cũng được bảo vệ an toàn trong túi ối.

Nhưng nếu mẹ bầu trằn trọc, trở mình quá nhiều và thường xuyên khi nằm ngủ thì lúc này, thai nhi có thể phải gánh chịu những mối họa không hề nhỏ sau đây:

1, Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Bà bầu trằn trọc, trở mình qua lại thường xuyên là một trong những dấu hiệu chứng tỏ chất lượng giấc ngủ kém. Khi giấc ngủ không được đảm bảo, mẹ bầu bị thiếu ngủ, ngủ không ngon, sâu giấc, chính bà bầu và thai nhi sẽ đều phải gánh chịu những nguy cơ không tốt đến sức khỏe.

Mẹ không ngủ ngon, thai nhi sẽ không thể phát triển một cách nhanh chóng và toàn vẹn. Lý do là thiếu ngủ dễ dẫn đến tình trạng bà bầu bị suy nhược, mệt mỏi, lượng máu và oxy cung cấp đến thai nhi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Điều này làm cho thai nhi bị ảnh hưởng không hề nhỏ, thiếu dưỡng chất, chậm quá trình phát triển, bé ra đời yếu ớt còi cọc, có nguy cơ dễ mắc các căn bệnh vặt cao hơn.

Sự phát triển của thai nhi tuần 7 | Vinmec

2, Dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ là một trong những biến chứng khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo sợ. Tuy trong khá nhiều trường hợp, dây rốn quấn cổ không đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi nhưng điều này không có nghĩa là biến chứng này không thể gây hại.

Khi mẹ bầu thường xuyên trở mình, thay đổi t.ư th.ế, mẹ đã vô tình tác động đến thai nhi, khiến dây rốn di chuyển và tăng khả năng quấn quanh cổ bé.

Đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ ba, lúc này thai nhi đã lớn hơn rất nhiều đồng nghĩa với việc không gian di chuyển trong bụng mẹ của em bé càng hẹp lại, khiến nguy cơ dây rốn quấn cổ càng tăng cao hơn nữa.

Dây rốn quấn cổ có thể làm cho thai nhi bị ngạt thở, đau đớn, trong một số trường hợp dây rốn quấn cổ nặng, nhiều vòng, em bé sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát triển, đe dọa tính mạng, không thể sinh thường một cách dễ dàng.

Cần phải làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ

3, Thai nhi cảm thấy khó chịu vì không được “nghỉ ngơi”

Khi mẹ đi ngủ, không gian yên tĩnh và bóng tối có thể làm cho thai nhi thích thú và thường xuyên cựa quậy, “tung chưởng” để “chọc ghẹo” mẹ. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau đa phần các em bé cũng sẽ nằm yên ngoan ngoãn và tuân theo đồng hồ sinh học của người mẹ, “bắt chước” mẹ đi ngủ và nghỉ ngơi.

Nếu mẹ thường xuyên trằn trọc, trở mình trong khi ngủ, thời gian nghỉ ngơi của em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thai nhi càng lớn càng có thể cảm nhận rõ ràng được chuyển động của mẹ cho dù có lớp ngăn cách là bọc ối.

Nếu tình trạng này kéo dài, con trong bụng chắc chắn sẽ bị tác động không nhỏ đến lịch sinh hoạt cũng như quá trình phát triển bình thường.

Vì thế khi đi ngủ, mẹ bầu nên cố gắng không trở mình quá thường xuyên, áp dụng những biện pháp vỗ về giấc ngủ để cả mình và thai nhi có được quãng thời gian nghỉ ngơi hoàn hảo nhất.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X