1 bé thường ngủ trưa, 1 bé thì không, lớn lên học tập khác hẳn: Ngủ 5 phút bằng cả 6 tiếng ai cũng nên biết

Tâm sự của một người mẹ Việt Nam cụ thể như sau: “Bé nhà em đang học lớp mẫu giáo 5 tuổi ở trường, trưa nào cũng em cũng phải vào camera để quan sát con ăn và ngủ ngoan mới yên tâm được ạ. Thỉnh thoảng ngó thấy con nhà em ăn ngủ đúng

Tâm sự của một người mẹ Việt Nam cụ thể như sau: “Bé nhà em đang học lớp mẫu giáo 5 tuổi ở trường, trưa nào cũng em cũng phải vào camera để quan sát con ăn và ngủ ngoan mới yên tâm được ạ. Thỉnh thoảng ngó thấy con nhà em ăn ngủ đúng giờ như thế, chị đồng nghiệp ngồi cạnh cũng thích thú lắm, chị ấy cũng bảo thằng cu gần 3 tuổi nhà chị sắp tới chắc cũng phải cho đi học mới thành nề nếp được, chứ ở nhà với bà từ bé đến giờ toàn bắt nạt bà, hết mè nheo đến việc chả bao giờ chịu ngủ trưa.

Lý do cũng bởi sáng 9-10h bé mới chịu dậy, ăn uống các kiểu xong lại bắt bà đưa đi chơi, chán rồi thì về nhà chơi xếp hình đến xem hoạt hình tới tận 4h chiều mới lại lăn ra ngủ. Chị ấy cũng bảo mặc dù ngủ giờ nào cũng được nhưng chiều muộn quá lại lo ảnh hưởng bữa tối của bé ấy. Tuy nhiên em lại đọc trên mạng thấy thông tin dù người lớn hay trẻ nhỏ nếu bỏ qua việc ngủ trưa không hề tốt đâu các mẹ ạ, đặc biệt với trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của bé đấy”.

hình ảnhẢnh minh họa/Nguồn: Internet

Sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa là gì?

Đây nhé, em kể lại câu chuyện về 2 em bé có thói quen khác nhau, là 1 bé thường ngủ trưa và 1 bé không thích ngủ trưa để các mẹ so sánh xem có sự khác biệt thế nào nha!

Hai bé mà em muốn nhắc tới là Tiểu Trình và Tiểu Bảo bằng tuổi nhau, cùng học mẫu giáo và trung học cơ sở. Ban đầu, điểm số của cả 2 đều tương đương nhau, nhưng sau này, mẹ của Tiểu Bảo phát hiện ra bạn bè của con mình ngày càng tiến bộ, trong khi cậu bé lại sa sút.

Khi đem vấn đề này ra thảo luận với giáo viên, mẹ của Tiểu Bảo mới biết con của họ rất thông minh và nghiêm túc trong việc học. Tuy nhiên, vào buổi chiều cậu bé thường buồn ngủ, dẫn đến việc học không hiệu quả. Giáo viên cũng hỏi mẹ là trước giờ Tiểu Bảo có hay ngủ trưa không?.

Mẹ của Tiểu Bảo lúc này mới hiểu ra lý do vì sợ con ăn ở trường không ngon miệng, không đủ dinh dưỡng nên trưa nào cũng đón cậu bé về nhà ăn cơm. Vì thời gian nghỉ trưa ngắn, cậu bé ăn cơm xong lại tất tả đến trường học vào buổi chiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Điều này khiến cho cậu bé liên tục buồn ngủ, học tập không hiệu quả.

Ngủ trưa thực sự quan trọng đối với cả trẻ em và người lớn

Thật vậy đấy các mẹ ạ, nhiều thông tin em đọc được cũng đưa ra sự so sánh sự phát triển về thể chất lẫn trí thông minh của bé được ngủ trưa và bé không ngủ trưa đây này, mẹ nào không muốn con bị ảnh hưởng thì nhớ tạo thói quen ngủ trưa cho các con nha:

+ Về chiều cao: Cơ thể người sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng trong giờ ngủ trưa. Cho dù đó chỉ là một giấc ngủ ngắn cũng có thể thúc đẩy rất nhiều cho việc phát triển của trẻ, khiến chúng cao lớn hơn. Ngược lại, nếu không ngủ trưa có khả năng cản trở quá trình tiết hormone tăng trưởng, khiến trẻ không đủ chiều cao.

+ Về IQ: Não của trẻ sẽ tiết ra chất làm tăng cường trí nhớ, giúp trẻ thông minh hơn nếu được ngủ trưa. Bởi giấc ngủ này có thể giúp cho não bộ luôn tràn đầy năng lượng vào buổi chiều, khiến trẻ tập trung vào việc học và suy nghĩ cũng nhanh hơn. Ngược lại, với trẻ không ngủ trưa sẽ rơi vào trạng thái buồn ngủ, não bộ hoạt động chậm, phản ứng kém, chỉ số IQ chênh lệch là điều hiển nhiên.

+ Về Sức khỏe: Trong quá trình ngủ trưa, một số cơ quan sẽ tự phục hồi những tổn thương, thúc đẩy sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngược lại, nếu không ngủ trong thời gian dài, chức năng sửa chữa của cơ thể sẽ bị suy giảm rất nhiều. Não bộ và cơ thể đã bận rộn học tập và làm việc trong một ngày, nếu không được nghỉ trưa sẽ hoàn toàn không tốt.

hình ảnhẢnh minh họa/Nguồn: Internet

Ngoài những tác động của việc ngủ trưa mà em vừa kể trên, thì các mẹ cũng cần biết rằng, ngủ trưa dù chỉ là giấc ngủ ngắn, đôi khi chỉ là chợp mắt thôi nhưng nó cũng có rất nhiều lợi ích cho cơ thể đấy ạ!

– Hồi phục chức năng miễn dịch, tăng cường thể chất

Theo kết quả từ nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Florida, giáo sư Bailey Darby cho thấy, sự can thiệp thôi miên ở những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, các tế bào trong máu như lympho T và bạch cầu lympho B có mức độ tăng cao hơn đáng kể. Điều này cho thấy hệ thống miễn dịch có thể có được sự phục hồi nhất định trong thời gian ngủ và do đó có tác dụng điều chỉnh giấc ngủ.

– Giảm mức độ căng thẳng: Ngủ trưa dù ngắn cũng sẽ giúp giảm đáng kể mức độ căng thẳng của bạn và làm cho bạn giảm cả sự khó chịu, tức giận. Điều này là nhờ khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh của bạn và mang lại sự sảng khoái về tinh thần.

-Tăng năng suất và hiệu quả làm việc: Bạn sẽ lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi sau giấc ngủ trưa. Cũng nhờ tác dụng giảm căng thẳng, đầu óc bạn có thể tập trung tốt hơn, từ đó sẽ giúp hiệu quả làm việc được tăng lên.

– Cải thiện bộ nhớ: Tình trạng quá tải thông tin trong não bộ sẽ giảm đáng kể sau khi ngủ trưa. Từ đó, bộ nhớ của bạn cũng được cải thiện đáng kể nhờ có nhiều “không gian” hơn cho những thông tin mới cần được xử lý.

– Tăng khả năng nhận thức: Trí não làm việc nhạy bén hơn nên sẽ nghĩ nhanh và hiệu quả hơn nếu duy trì thói quen ngủ trưa. Nhờ đó, hoạt động nhận thức sẽ được cải thiện đáng kể hơn.

Vậy ngủ trưa vào giờ nào là tốt nhất?

Các mẹ cũng biết về lợi ích của thói quen rồi đấy, thế nhưng em chắc chắn sẽ có không ít mẹ con đang mơ hồ về thời điểm ngủ trưa đúng đấy ạ.

Theo các nhà khoa học, chất lượng giấc ngủ tốt nhất vào 2 khung giờ:

Khung giờ từ 11-13h chính là giấc ngủ trưa

Khung giờ Tý 11h đêm – 1h sáng

Theo nghiên cứu, việc ngủ say ở 2 khung giờ này vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ cần 5 phút trong khung giờ vàng này đã là tương đương với 6 tiếng ở các thời điểm khác trong ngày. Vì thế dù bận thế nào mọi người cũng hãy sắp xếp thời gian ngủ trưa và đi ngủ sớm vào buổi tối.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X