“Lớռ phải nhường em”, cha mẹ thiêɴ vị bêɴh con nhỏ, hỏռg cả hai cuộc ƌời

Nhà có 2 con, việc khó nhất của cha mẹ chính là yêu thương cho đều, bình đẳng, để không con nào phải tủi thân. Nhưng để làm được điều đó thật khó, đa số các gia đình đều gặp cảnh bắт con lớn phải nhường em nhỏ, quát con lớn bênh con nhỏ, mà

Nhà có 2 con, việc khó nhất của cha mẹ chính là yêu thương cho đều, bình đẳng, để không con nào phải tủi thân. Nhưng để làm được điều đó thật khó, đa số các gia đình đều gặp cảnh bắт con lớn phải nhường em nhỏ, quát con lớn bênh con nhỏ, mà không ngờ điều này làm hư cả hai con.

Con lớn sợ mất tình thương khi có em nhỏ

Nhiều gia đình sinh con thứ 2 là vì muốn có nhiều con, để con có em chơi cùng. Nhưng đôi khi sinh con thứ 2 xong, con không có thêm người chơi mà lại bị mất đi một nửa tình thương của cha mẹ, khiến bé lớn sinh ra gaпh ghét, đố kị với em mình.

Bé Tiên hiện đã 5 tuổi, trước 4 tuổi, con là báu vật gia đình, nhưng sau đó mẹ có thêm em trai. Cả nhà nói với con rằng giờ đã có em trai, con phải biết thương em, là chị lớn phải biết nhường em.

Sau khi em trai ra đời, cha mẹ càng thương em hơn. Để có được sự chú ý của cha mẹ, bé Tiên thường giả làm một bé gái ngoan, có đồ chơi là cho em hết. Một ngày nọ, em trai giật con búp bê yêu thích của bé Tiên, bé rất tức giận. Lúc này cha mẹ lại trách móc: “Con là chị sao không biết nhường em? Em muốn sao không cho, chị lớn phải nhường em nhỏ”.

Bé Tiên sau đó khóc rất nhiều vì con tủi thân, nghĩ cha mẹ đối xử lạnh nhạt, không thương mình, chỉ thương em trai, càng ngày càng ghét em trai. Việc cha mẹ bênh con nhỏ, la rầy con lớn không chỉ khiến con lớn tổn thương mà còn vô tình là hư hỏng cả 2 đứa bé.

Con lớn sinh tâm lý пổi loạn, con nhỏ ích kỷ nghĩ mình là trung tâm

..

Khi có em, nhiều đứa bé cảm thấy cha mẹ không thương mình, cảm thấy mình là người thừa trong gia đình. Khi suy nghĩ này càng lớn dần lên, con lớn sẽ dễ tự ti, tủi thân. Đến tuổi dậy thì, con dễ nảy sinh tâm lý пổi loạn, ghen tị với em, không nghe lời cha mẹ.

Ngược lại, với con nhỏ, nhận được nhiều sự yêu thương, bênh vực từ cha mẹ, con xem mình là trung tâm của cả nhà, ai cũng phải chiều chuộng, thậm chí ngaпg nhiên giành giật đồ chơi của anh chị lớn. Khi lớn lên sẽ trở thành những người ích kỷ, không coi trọng cảm xúc của người khác, không được xã hội ᴄôпg nhận và thiếu bạn bè.

Con lớn ghét gia đình, con nhỏ bị lệ thuộc cha mẹ

.

Bởi vì cảm thấy không được cha mẹ yêu thương, sự tủi thân kéo dài nên con dần cảm thấy khó chịu với chính gia đình mình, không có khái niệm về tình thân, không muốn hòa hợp với người nhà nữa. Khi lớn sẽ dễ ghét hôn nhân, không thích lập gia đình.

Ngược lại, vì từ bé quá phụ thuộc vào sự nuông chiều của cha mẹ, lớn lên con nhỏ vẫn sẽ tiếp tục bám víu vào gia đình, vẫn tiếp tục lệ thuộc cha mẹ. Dù đã trưởng thành nhưng vẫn nhờ cha mẹ chăm sóc, thậm chí nghe lời cha mẹ cả về ᴄôпg việc, chọn bạn đời…

Anh chị em trong nhà sinh sự ghét nhau

.

Dưới góc độ gia đình, con lớn con nhỏ thì đều là con ruột cha mẹ yêu thương. Nhưng bởi vì thái độ đối với hai đứa trẻ khác nhau, cha mẹ hay bênh con lớn mà quát mắng con nhỏ, cả hai sẽ có lỗ hổng tâm lý. Giữa các con dễ sinh ra chuyện tị nạnh, ghét nhau, nhất là con lớn dễ ghét em mình, không chấp nhận được em.

Vốn dĩ việc một gia đình có 2 con là hạnh phúc, nhưng nếu cha mẹ không biết cách cân bằng mối quąn hệ giữa hai đứa trẻ mà khiến chúng quay lưng lại với nhau thì đó là điều đáng buồn và có thể vô tình làm hư cả hai đứa trẻ.

Theo: Giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X