Đừng cố bắt bé 2 tuổi nhường nhịn bạn bè bởi điều đó sẽ tạo ra đứa trẻ nhu nhược, hèn yếu trong tương lai

Cha mẹ nào cũng muốn xây dựng ở con lòng vị tha, biết chia sẻ với người khác. Nhưng trong một số tình huống, nếu mẹ bắt trẻ phải nhường nhịn bạn bè, coi chừng mẹ đang hại con đấy. Tuy trẻ đang ở giai đoạn hình thành tính cách nhưng mẹ đừng dạy con

Cha mẹ nào cũng muốn xây dựng ở con lòng vị tha, biết chia sẻ với người khác. Nhưng trong một số tình huống, nếu mẹ bắt trẻ phải nhường nhịn bạn bè, coi chừng mẹ đang hại con đấy. Tuy trẻ đang ở giai đoạn hình thành tính cách nhưng mẹ đừng dạy con lòng bao dung bằng cách ép con phải kìm nén nhu cầu bản thân.

Tình huống xảy ra dưới đây chắc hẳn rất rất quen thuộc với mỗi gia đình và cách ứng xử của các bậc phụ huynh dường như tương tự nhau.

Nhà Bi và Na sát nhau nên hai bé rất hay chơi chung. Các con có vẻ hợp nhau vì cùng ở lứa tuổi đi nhà trẻ. Nhưng cũng có lúc cả hai tranh giành nhau đồ chơi rồi khóc lóc ầm ĩ. Khi đó bao giờ mẹ Bi cũng bắt con nhường bạn còn mình chơi món khác.

Hẳn nhiên là Bi không chịu nghe lời. Chỉ đến khi mẹ Bi quát tháo, đem roi ra hù dọa Bi mới miễn cưỡng nhường đồ chơi cho bạn nhưng rơm rớm nước mắt.

Cách dạy con của mẹ Bi tuy xuất phát từ mong muốn con trở thành người tốt bụng song vô hình chung đã gây tác động tiêu cực trong quá trình hình thành tính cách ở trẻ.

Khi lên 2 tuổi, trẻ bắt đầu có ý thức về cái tôi và muốn sở hữu những thứ xung quanh mình. Đó là lý do trẻ không cho bất kỳ bạn nào chạm đến đồ chơi của mình. Nhiều phụ huynh thường nóng vội, quy kết cho trẻ là ích kỷ, hẹp hòi và bằng mọi cách buộc con phải nhường đồ chơi cho bạn.

khi trẻ tranh giành đồ chơi,cha mẹ nên làm gì? - Tạp Chí Cha Mẹ

Tuy nhiên, cách xử trí này hại nhiều hơn lợi. Khi trẻ buộc phải làm những điều trẻ không muốn, lâu dần con sẽ hình thành bản tính nhu nhược, không dám phản ứng trước quyền lợi của mình.

Mặt khác, trẻ sẽ trở nên tự ti, đánh giá thấp bản thân, theo như cách giải thích của nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng người Thụy Sĩ Jean Piaget: “Sự vị tha, chia sẻ ở trẻ em thực chất là việc bắt trẻ phải hy sinh nhu cầu của bản thân. Trẻ em dễ dàng nghĩ rằng nhu cầu tâm lý của chúng không quan trọng, dẫn đến nhận thức về giá trị bản thân thấp. Trẻ sẽ cho rằng chỉ có sự vâng lời và nịnh hót mới khiến người khác thích mình“.

Vậy nên trong tình huống hai con giành đồ chơi, mẹ đừng ép con nhường đồ chơi cho bạn mà hãy ngồi xuống chơi cùng con, tạo không khí vui vẻ để kết nối 2 bé chơi chung với nhau. Mẹ cũng có thể cho con quyền lựa chọn: “Nếu con muốn chơi món A thì mẹ cho bạn mượn món B nhé”. Như vậy vừa đảm bảo quyền lợi cho con mà trẻ lại có thể học cách chia sẻ đồ chơi với bạn.

Gợi ý Cách Xử Lý Tình Huống Sư Phạm Mầm Non Thường Gặp Phải

4 cách giúp con học cách, quan tâm chia sẻ với người khác

– Ba mẹ phải làm gương: Trẻ hay bắt chước hành động của người lớn, nhất là những người gần gũi. Đây là lợi thế giúp định hình nhân cách tốt đẹp ở con. Chỉ cần ba mẹ cư xử tốt với người xung quanh, thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với họ, đứa trẻ sẽ học điều đó từ ba mẹ.

– Nhờ con giúp việc nhà: Mẹ có thể nhờ con lấy dùm mẹ món này hay món kia. Do con còn nhỏ nên việc mẹ nhờ phải vừa sức, chủ yếu là rèn luyện cho con đức tính biết giúp đỡ mọi người.

– Hướng cho con biết nghĩ đến người khác: Mẹ hãy kể cho con nghe các mẩu chuyện thiếu nhi, trong đó có những nhân vật có hoàn cảnh đáng thương. Để giúp con hình thành lòng yêu thương, sự cảm thông với những người kém may mắn hơn mình, mẹ có thể đặt những câu hỏi khơi gợi lòng trắc ẩn trong con như: con thấy họ đáng thương chỗ nào; nếu gặp họ ngoài đời, con sẽ làm gì để giúp đỡ họ…

– Khen ngợi khi con làm điều tốt: Theo các nhà tâm lý học: “Con người khi bắt đầu tiến hành một hành vi, nếu có sự khẳng định cổ vũ, động viên kịp thời thì hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều”. Khi con làm điều tốt hay giúp đỡ ai đó, cha mẹ đừng quên khen ngợi con. Lời khen tặng giúp con hiểu mình đã làm đúng và cần phát huy hơn nữa.

Theo GĐM

BÀI LIÊN QUAN
X