Cha mẹ đừng đặt tên ở nhà theo 6 điều này, sẽ khiến con dễ bị chọc ghẹo, lớn lên đổi tính đổi nết

Chuyện tên khai sinh đẹp đẽ, tên ở nhà xấu thật xấu hoặc kiểu dân dã buồn cười thì không có gì lạ. Cũng chỉ là cha mẹ muốn con dễ nuôi, hoặc dễ gọi, nghe gần gũi, dễ thương nên mới đặt những cái tên như sún, tủn, cún cho con. Tuy nhiên trong

Chuyện tên khai sinh đẹp đẽ, tên ở nhà xấu thật xấu hoặc kiểu dân dã buồn cười thì không có gì lạ. Cũng chỉ là cha mẹ muốn con dễ nuôi, hoặc dễ gọi, nghe gần gũi, dễ thương nên mới đặt những cái tên như sún, tủn, cún cho con.

Tuy nhiên trong miệng cha mẹ gọi thì dễ thương đó nhưng ra đến đầu ngõ, hàng xóm, các bạn gọi con có thể khiến con mắc cỡ, thiếu tự tin. Chưa kể những đứa trẻ bị bạn bè trêu chọc, chê cười vì tên ở nhà sẽ dễ bị các vấn đề tâm lý, nặng nề cho thể chuyển thành nổi loạn.

Vì vậy dù là tên gọi con ở nhà, cha mẹ cũng nên cân nhắc, tránh 6 cách gọi ở nhà khiến con bị chê cười, lớn lên đổi tính đổi nết vì bị chọc ghẹo, trở thành đứa trẻ khó ưa.

Biệt danh “khiếm nhã”

Không biết có mẹ nào từng nghe đến biệt danh con gái ở nhà là “Lủng” chưa, kiểu bị thủng, xì hơi ấy. Và cái tên này theo bé gái đến tận tiểu học, các bạn quanh nhà nghe cha mẹ em kêu là Lủng ơi, thế là ngày nào đi học cũng bị chọc ghẹo. Thậm chí hồi học mẫu giáo còn đòi bỏ học vì bạn cứ trêu con lủng, kêu tới là xì, xẹp.

Gia đình trẻ kể chuyện trông con trong mùa dịch Covid-19 | Giới trẻ | Thanh NiênÔng bà hay bảo đặt tên xấu thì dễ nuôi, nên có nhiều mẹ đến nay vẫn giữ cách nghĩ này, đặt tên gọi ở nhà cho con xấu đến nổi ai nghe qua cũng cười, hoặc hiểu sang nhiều nghĩa khác, liên tưởng đến những thứ không tốt. Vì vậy, dù đặt cho con những biệt danh xấu cho dễ nuôi thì cũng hạn chế gọi trước mặt người ngoài, tránh con bị chê cười.

Biệt danh theo nết xấu

Người ngoài “body shaming” thì nhảy đông đổng lên trong khi ở nhà thì đặt tên con cứ đề cập tới mấy cái kỷ niệm chẳng đẹp như con ốm quá thì gọi là “con Lãi”, con nghịch thì kêu là “bé Lì”, con mũm mĩm thì kêu là “bầu, ú, heo”, hoặc gọi con là hí, lùn, trề, mông ghẻ…

Lúc nhỏ con không biết nên cha mẹ gọi sao nghe vậy, đến lớn con dần ý thức được nên tự sinh ra xấu hổ khi nghe gọi những tên đó. Nhất là tuổi mới lớn, chỉ cần bị người ngoài chọc ghẹo vì biệt danh của mình, con rất dễ nổi loạn.

Đảo ngược giới tính

Một số cha mẹ muốn có con trai, nhưng lại sinh ra con gái, vì vậy nhiều người vẫn giữ nguyên biệt danh đã đặt sẵn trước đó của con trai để gọi con trai, nghĩ vậy cũng dễ thương, mang ý nghĩa mạnh mẽ. Hoặc một số gia đình đặt tên ở nhà của con trai nghe rất nữ tính.

50+ Cách Đặt Tên Cho Con Trai Ở Nhà Siêu Đáng Yêu Và Ý Nghĩa 2020

Trước 4 tuổi, nhận thức về giới của trẻ sẽ bắt đầu được hình thành, nếu nhận thức đúng của trẻ không được hình thành từ khi còn nhỏ, thì rào cản nhận thức của trẻ đối với giới tính của chính mình sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Gọi lớn họ tên đầy đủ của con

Có một mối nguy hiểm mang tên “mẹ gọi tên con đầy đủ”, trường hợp này ít nhưng vẫn có, nhất là trên mạng xã hội, mỗi lần khoe con là đưa hết cả họ tên con lên, điều này khiến những kẻ xấu có thông tin của con, rất không ổn.

Mặt khác trong tâm lý của đứa trẻ, một số bé có suy nghĩ mặc định là cha mẹ chỉ gọi tên đầy đủ khi có chuyện nghiêm trọng, khi mắc lỗi và sắp bị phạt. Vì vậy, cha mẹ đừng tùy tiện gọi đầy đủ tên họ con, nếu có gọi tên con cũng hãy gọi nhẹ nhàng, đừng gọi to làm con sợ.

Cùng tên với cha hoặc mẹ

Thường thì ông bà lớn tuổi trong nhà sẽ rất kỵ việc đặt tên con trùng với những người lớn, vậy là phạm húy. Tên cha mẹ cũng thường sẽ không mang đặt cho con vì như vậy là con ngang hàng cha mẹ, không tốt.

Mặt khác đặt tên con trùng tên cha hoặc mẹ sẽ khiến việc gọi tên, xưng hô trong gia đình hơi rối. Nhiều lúc gọi cha mà con cứ dạ, gọi con mà cha cứ hử thì thật sự mệt mỏi.

200 + cách đặt tên cho bé ở nhà dễ thương và ý nghĩa nhất năm 2021

Cường điệu

Đúng là tên ở nhà của con cha mẹ muốn đặt sao cũng được, muốn gọi sao thì gọi nhưng cũng đừng có cường điệu lên khiến đứa trẻ dễ thấy xấu hổ. Ví dụ gọi con là “công chúa”, “hoa hậu”, “mỹ nhân”, hay tùy tiện gọi con là “ông thần”, “ông nội nhỏ”, “thằng giặc”…

Khi đứa trẻ hiểu được ý nghĩa của cách xưng hô khi lớn lên, chúng sẽ cảm thấy xấu hổ khi gọi nó trước mặt người ngoài. Cách cha mẹ gọi con ở nhà là cách xưng hô thân mật, để cha mẹ và con cái gần gũi, thân thiết hơn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X