Bé vào lớp 1, phụ huynh phải uống thuốc bổ não, trợ tim kèm con học, miệng niệm chú: 𝙺𝚑ô𝚗𝚐 đượ𝚌 đá𝚗𝚑

Năm học mới bắt đầu mới có 1 tháng mà thấy cha mẹ có con vào lớp 1 rên rỉ quá các mẹ ạ. Nào là chương trình thay đổi so với thời bố mẹ học, nào là cải cách mà học nặng quá. Bên cạnh đó còn có những nỗi khổ mà bất kỳ

Năm học mới bắt đầu mới có 1 tháng mà thấy cha mẹ có con vào lớp 1 rên rỉ quá các mẹ ạ. Nào là chương trình thay đổi so với thời bố mẹ học, nào là cải cách mà học nặng quá. Bên cạnh đó còn có những nỗi khổ mà bất kỳ bố mẹ có con vào lớp 1 nào đều thấy mình trong đó:

Mất bút, đứt dép, 20 cây bút nhưng đến 30 nắp bút

Khi các bé còn học mẫu giáo thì hầu như đem theo học cụ đến lớp rất ít. Có chăng thì các con chỉ chú ý đến chăm sóc vệ sinh cá nhân, chưa có ý thức bảo quản đồ dùng học tập. Và nỗi khổ của các phụ huynh là ngày nào cũng phải đi tìm đồ cho con, đồ lúc nào cũng mua dư dả mà cuối cùng lại thiếu vì cứ ….rơi rụng phương nào.

“Đi học không tập trung, cả trường tập thể dục, nó hóng cái gì ấy, tiên sư mặt ngáo ngáo ngơ ngơ. Mọi người nhìn chân nó đi, mới đi học được 1 tháng đứt mất đôi dép mới mua. Đi học hộp bút chì 20 cái không còn cái nào nhưng nắp phải có 30 cái.

Lúc đi học hộp bút full topping: 3 bút chì, 1 tẩy, 1 thước…Chiều về hộp bút chẳng còn gì, đã thế còn vỡ làm đôi. Sáng đi học đưa cho cục tẩy mới tinh to bằng 2 đốt ngón tay màu trắng, chiều về chỉ còn viên tẩy bé bằng hạt đỗ nhưng màu xanh??”

“Bố nó đâu? Cho mình xem mặt bố nó tý. Chắc chắn thằng con mình có quan hệ huyết thống với con bạn. Giống nhau không trượt phát nào”

“Ôi chắc trước đẻ con ăn cùng loại với nhà này, không chấp nhận nổi mà. Một tuần cô giáo gọi điện 3 lần trao đổi, tưởng con mình nó có vấn đề, muốn sảng theo con.”

“Cứ 3 ngày em hết 1 lọ thuốc tẩy. Về bảo sao cứ để bạn vẩy mực vào áo thế, nó trả lời 1 câu làm em nổ mắt. NHƯNG BẠN Ý XINH LẮM CON KHÔNG NỠ MẮNG. Nó chả biết mẹ nó giặt áo cho nó cực khổ thế nào. Có hôm vừa mua cho cái thước 30cm sáng, chiều về còn 1 nửa nó bảo bạn ý không có, con bẻ cho bạn ý 1 nửa.”

Cảnh thường thấy khi dạy con học

Cô giáo nhặt được học cụ cũng chẳng sung sướng gì:

“Hôm nào cũng có học sinh thưa mất bút với tẩy cùng thước. Nhưng khi thấy rơi trong lớp hỏi thì ai cũng ngơ ngác như lần đầu tiên nhìn thấy nó.”

Uống thuốc an thần, bổ não khi dạy con: “Bình thường mẹ đáng yêu lắm mà sao lúc dạy con học mẹ lại như con điên thế?”

Việc mất đồ so với việc dạy con học vẫn còn nhẹ nhàng với các phụ huynh có con vào lớp 1. Chưa kể những thử thách khi kiến thức con học khác quá nhiều với thời bố mẹ, thì việc chịu đựng thái độ học tập của con còn kinh khủng hơn. Nhiều trẻ bướng đến mức thích gì làm nấy, thậm chí vào lớp thi thấy cô giáo khác coi thi thì không chịu làm bài vì nghĩ rằng… cô này chẳng phải cô giáo mình.

“Mỗi lần chỉ bài cho nó là phải mở nhạc phật, uống thuốc an thần, vừa dạy vừa niệm chú “không được đánh, không được đánh” để bảo toàn tính mạng cho nó.”

“Nó không đọc theo chữ đâu mà vừa đọc vừa đoán nội dung. Có khi đọc mò sang bài cũ. Nó bảo học vẹt thế mới vui. Đi học 4 tuần hết 2 hộp bút chì, có hôm không mang về cái nào, có hôm cầm 6 cái của ai về luôn.”

“Tối nào học cũng như cực hình các bác ạ. Chưa hết, thân mình lo không xong còn làm bài hộ cả bạn cơ. Hỏi thì lúc nào cũng ra vẻ anh em trên bến dưới thuyền, con phải giúp bạn chứ.

Đúng chả sao nhá, sai thì sai cả đám. Giờ ra chơi chưa đến nhưng hễ thấy ông bảo vệ cầm dùi là nó vứt hết kéo cảm đám ra sân chơi, coi như cái cấu tạo mắt của nó là không thấy cô giáo.”

“Năm nay 1 bạn vào lớp 1. Vừa rồi phải uống thuốc bổ thần kinh vì hét nhiều quá. Đau đầu. Đau quá không hét được, giờ chuyển sang nghiến răng. Mỗi lần dạy học stress kinh khủng.”

“Dạy thằng em họ học, giảng mãi nó không hiểu. Mà lại còn lười. Cứ giao bài không làm thì phạt lau nhà. Thế là từ đó nhà tớ sạch bong. Có hôm chưa vào học nó đã chuẩn bị chổi lau nhà sẵn rồi. Bài khó quá là nó đi lau nhà luôn.”

Tình cảm gia đình sứt mẻ nghiêm trọng

Hiển nhiên là cha mẹ nào cũng đặt rất nhiều kì vọng ở con. Nhưng việc dạy con học ở nhà hay hàng ngày nhận sổ liên lạc điện tử cũng khiến nhiều phụ huynh stress nặng, đặc biệt là khi cố gắng dạy mãi mà con không chịu hiểu.

Từ đó tình cảm cha mẹ con cái sứt mẻ nghiêm trọng. Chưa kể là tình cảm giữa những người thân trong gia đình cũng bị “liên đới”:

“Nhà tớ đang mất đoàn kết gia đình trầm trọng ngay lúc này. Tình cảm mẹ con sa sút đã đành, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng sứt mẻ tình thân, lắm người can thiệp quá. Người thì bảo thôi không học được thì cho đi học nghề, người bảo làm nông, người bảo nhặt rác, bà ngoại thì bảo ra đi để bà kèm cho.

Còn nhân vật chính thì thút thút, lau nước mắt liên tục nhưng tuyệt nhiên không viết đấy, mà viết thì không thích viết đúng đấy. Kiểu chúng mày muốn làm gì tao thì làm.”

Bố dạy con phải tự cột chặt tay mình

“Anh tui dạy con mà tui nhớ mãi. Ông điên quá cầm cái ghệ nhựa đập vỡ tan. Xong chạy ra bảo “Cô vào dạy nó hộ anh cái, ngu không thể tả”. Tui vất dép chạy 9 hướng chứ tui mà dạy thì ghế vào đầu chứ không dọa nữa.”

“Anh họ với chị dâu có con vào lớp 1. Chị dâu vừa dạy vừa chửi, anh họ đứng ngoài chống nạnh: Úi giời mới có tý đã nhao lên. Chị dâu bảo: Thế bố nó vào mà dạy. Ông vừa vào chưa được 10 phút đã thấy tiên sư mày, bà nội cha mày inh ỏi rồi.”

“Từ hồi con vào lớp 1, tình mẹ con sa sút dần, học 1 tiếng khóc mất nửa tiếng rồi”

Đúng là con vào lớp 1 thì khổ thân cha mẹ. Nhưng vì sự nghiệp học hành của con thì cũng phải kiên nhẫn đồng hành cùng con thôi các mẹ nhỉ. Lúc này mới thấy thầy cô giáo đúng là siêu nhân, như một bà mẹ bộc bạch:

“Tôi đã phải lên xin cả hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp con tôi rằng hãy oánh nó đi. Gia đình xin ký giấy ủy quyền, cam kết không kiện tụng kèm chuẩn bị đạo cụ cho giáo viên táng nó. Con ngoan đến nỗi sổ liên lạc điện tử và Zalo trở thành nguyên nhân gây stress hàng ngày và hàng tuần. Các thầy cô giáo là siêu nhân.”

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X