Bé 9 tháng bị 𝚗𝚐ư𝚗𝚐 𝚝𝚑ở, 𝚗𝚑𝚒ễ𝚖 𝚝𝚛ù𝚗𝚐 𝚑𝚞𝚢ế𝚝 sau khi uống sữa ở nhà trẻ

Như mới đây mình đọc trên VTV có đưa tin về trường hợp một bé trai mới được 9 tháng bị ngưng thở, tím tái vì sặc sữa. Cụ thể về câu chuyện này, mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi nha. Bé trai 9 tháng bị sặc sữa. Ảnh: VTV

Như mới đây mình đọc trên VTV có đưa tin về trường hợp một bé trai mới được 9 tháng bị ngưng thở, tím tái vì sặc sữa. Cụ thể về câu chuyện này, mình chia sẻ ở bên dưới, mọi người cùng theo dõi nha.

hình ảnh

Bé trai 9 tháng bị sặc sữa. Ảnh: VTV

Uống xong bình sữa, bé trai 9 tháng tuổi bị ngưng thở

Thông tin từ Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi cho hay: Bé trai này là P.T.K mới được 9 tháng tuổi. Bé được gia đình đưa đi gửi trẻ. Tại đây, bé được cho uống sữa như thường ngày. Song, sau khi uống xong và được dặt xuống giường thì bé bị ho và tím tái mặt mày.

Mẹ bé nói rằng, vì nhà không có người trông nên phải gửi trẻ sớm. Bé có thói quen là trước khi ngủ phải bú bình sữa mới ngủ được.

BS. Hồ Kim Đức (Khoa Hồi sức tích cực chống độc) tiết lộ: Bé trai nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tím tái, ngưng thở sau sặc sữa. Lúc này, sữa đã trào đường thở, vào phổi và gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Nếu chỉ chậm tích tắc nữa là có thể khiến bé ‘ra đi’ mãi mãi.

Các bác sĩ tiến hành cấp cứu tích cực. Cuối cùng, bé đã qua được cơn nguy kịch. Song, bé phải điều trị lâu dài vì phổi bị nhiêm nặng sau sặc sữa.

Từ trường hợp này, BS. Đức khuyến cáo: Khi trẻ đang bú hoặc sau khi bú xong mà đột ngột ho mạnh, ọc sữa qua mũi miệng, sặc sụa, tím tái, khóc thét lên, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng thì cần nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị sặc sữa.

Đồng thời, BS. Đức cũng khuyên cha mẹ nên chú ý, không cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi bé đang bú. Vì những hành vi này khiến bé dễ cười và gây sặc. Khi cho bé ti thì nên bế bé cao đầu, tư thế thoải mái, cho bé ti từ từ. Nếu con ho hoặc khóc thì nên dừng cho bé ti ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng. Còn với trẻ ti bình thì nên nghiêng bình 45 độ khi cho con ăn sữa.

Sau khi con bú no thì không đặt nằm xuống giường hoặc nôi ngay mà nên bế trẻ lên để sữa đi xuống dạ dày, tránh tình trạng sặc, trào ngược sau khi bú.

hình ảnh

Một em bé đang được cấp cứu. Ảnh minh họa, nguồn: shuashuakan

Trẻ bị sặc sữa hoàn toàn có nguy cơ mất đi sinh mệnh, vì thế cha mẹ cần biết cách xử lý kịp thời

Trẻ bị sặc sữa thì sữa sẽ tràn vào khí quản, phế quản thậm chí là phế nang khiến đường hô hấp bị tắc. Hoặc, cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch. Những điều này hoàn toàn có thể khiến bé không còn sự sống.

Tình trạng này hay gặp ở trẻ bú bình. Vì thế, phụ huynh nên để ý đến phần bầu vú cao su của trẻ. Lỗ thông không nên quá rộng vì nếu to thì sữa sẽ chảy nhanh, mạnh khiến bé không nuốt kịp dễ bị sặc. Do đó, tốt nhất là đục 1 – 2 lỗ nhỏ ở bên núm vú.

Trường hợp trẻ không bú bình mà phụ huynh dùng thìa hoặc chén đổ sữa vào miệng con cũng rất nguy hiểm vì có thể trẻ không nuốt kịp thì dễ bị sặc. Ở trẻ bú mẹ thì ít khi bị tai biến sặc sữa hiếm gặp, có thể gặp trong trường hợp mẹ nhiều sữa mà con lại yếu nên sức ăn kém không nuốt kịp, sữa uống nhiều gây sặc. Hoặc ban đêm mẹ vừa nằm ngủ vừa cho con ti, cho trẻ ngậm ti để khỏi khóc có thể làm trẻ sặc.

Khi con bị sặc sữa thì cha mẹ nên làm thế nào?

Cách nhanh nhất và đơn giản nhất là người lớn dùng miệng hút mạnh mũi và miệng trẻ. Hút càng mạnh, càng nhanh càng tốt. Khi hút xong thì nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được. Sau đó, đưa trẻ đến viện ngay.

Hoặc cha mẹ cũng có thể áp dụng biện pháp:

+ Vỗ lưng, ấn ngực bằng cách cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ. Việc này nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để đẩy sữa ra khỏi hệ hô hấp.

+ Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, dùng 2 ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới xương ức, dướng đường nối 2 vú khoảng 1 – 2cm. Lặp lại từ 5 – 6 lần cho tới khi bé có dấu hiệu hồi phục.

Lưu ý: Khi dùng tay vỗ thì nên dùng lực nhẹ nhàng, tránh trường hợp vỗ quá mạnh. Khi ấy, trẻ có thể không ‘đi’ vì sặc sữa mà ‘đi’ vì sơ cứu không đúng cách khiến phổi bé bị tổn thương nặng.

Khi nuôi con nhỏ, việc trẻ bị sặc sữa là rất dễ xảy ra. Vì trẻ con mỏng mang lắm, đôi khi chỉ cần lơ là không để ý một cái là bé có thể gặp nguy hiểm ngay. Do đó, tốt nhất là các mẹ nên luôn để tâm đến trẻ, nhất là trong lúc con uống sữa nhớ quan sát cẩn thận. Sau khi xác định bé đã bú xong an toàn rồi, làm gì mới làm nha.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X