𝙱é 𝟺 𝚝𝚞ổ𝚒 𝚗𝚐ồ𝚒 𝚌𝚑ơ𝚒 𝚖ộ𝚝 𝚖ì𝚗𝚑 𝚋ỗ𝚗𝚐 𝚔𝚑𝚞𝚊 𝚕𝚘ạ𝚗 𝚡ạ, 𝚋ố 𝚔ị𝚙 𝚝𝚑ờ𝚒 𝚌𝚑ạ𝚢 𝚟à𝚘 𝚌ứ𝚞 𝚌𝚘𝚗: 𝙽𝚑à 𝚑ô𝚖 𝚗𝚊𝚢 𝚙𝚑ú𝚌 𝚕ớ𝚗

Mới đây, đoạn clip bé trai đang ngồi chơi bỗng dưng hóc kẹo giãy giụa liên tiếp đã được chia sẻ trên mạng xã hội, với lời nhắc nhở các bậc phụ huynh phải luôn để mắt đến con mình, đặc biệt là khi bé vừa ăn vừa chơi. Ở nhà em thì không sao

Mới đây, đoạn clip bé trai đang ngồi chơi bỗng dưng hóc kẹo giãy giụa liên tiếp đã được chia sẻ trên mạng xã hội, với lời nhắc nhở các bậc phụ huynh phải luôn để mắt đến con mình, đặc biệt là khi bé vừa ăn vừa chơi.

Ở nhà em thì không sao chứ mỗi lần mà đưa con về chơi với ông bà là tranh cãi nhau thôi rồi. Từ nhỏ em đã bắt con em phải ngồi vào bàn ăn, sau đó ăn vặt hay uống sữa gì cũng phải ngồi yên một chỗ. Không có chuyện vừa ăn vừa xem phim hay nói chuyện. Đặc biệt là tới lúc nó biết nói thì gì cũng hỏi, miệng nhồm nhoàm đồ ăn không cũng hỏi. Cái tính đó ở nhà bị la không biết bao nhiêu lần.

Mà hễ cứ đưa về chơi với ông bà là được phát huy. Bố mẹ em chiều cháu lắm, tới giờ là xới bát cơm, xong mở clip hoạt hình cho cháu xem, rồi ngồi kế bên đút nó ăn. Mặc dù nó hoàn toàn có thể ngồi vài bàn xúc ăn một mình. Em mà nhăn nhó thì thể nào mẹ em cũng bảo lâu lâu sang nhà ông bà mới được chiều 1 lần, chẳng lẽ không chiều được hay sao. Mà nhiều khi nó vừa nhồm nhoàm nhai vừa đứng lên nhún nhún nhảy múa theo ti vi. Có mặt em ở đó thì em la ngay, nhưng không có mình thì chẳng biết thế nào.

Em cũng hay đưa bố mẹ xem những tin tức về việc trẻ hóc nghẹn, ông bà bảo ôi dào mấy thứ đó có bao giờ cho nó ăn đâu, xúc xích rồi rau câu các thứ… Mà vấn đề quan trọng là cái thói nó cứ vừa ăn vừa nhún mới nguy hiểm, chứ chẳng phải là do đồ ăn. Bởi thế sáng nay đọc tin bé trai đang ngồi chơi bỗng dưng hóc kẹo giãy giụa là đưa cho ông bà xem ngay, bởi bé nhà em cũng tương đương bạn này.

hình ảnh

Đoạn clip từ camera giám sát của gia đình được phụ huynh chia sẻ cho thấy chỉ trong tích tắc, đứa trẻ đang ngồi chơi bình thường đã có thể gặp nguy hiểm ngay trong nhà. Lúc đầu bé trai khoảng 4 tuổi đang ngồi chơi trên chiếc ghế có thế bập bênh lênh xuống, vừa xem ti vi. Bỗng dưng cậu bé giãy nãy liên tục, chân khua liên tục trên ghế. Sau đó bé trai trượt xuống ghế, ngồi ôm cổ gục mặt xuống. Có lẽ vì vừa ăn kẹo vừa nhún nhẩy trên chiếc ghế nên cậu bé đã bị hóc kẹo.

hình ảnh

May mắn thay lúc này người cha xuất hiện, vừa nhìn thấy đã hiểu ngay tình hình và sơ cứu, dốc con xuống để vỗ vào lưng. Đoạn clip chưa đầy 1 phút nhưng khiến bất cứ phụ huynh nào cũng phải thót tim. May mắn thay em bé đã qua cơn nguy hiểm, vị phụ huynh chia sẻ đoạn clip cũng chưa hoàn hồn:

“Mới mấy giây mà mặt thằng bé tím tái hết vào. Em chạy xuống sơ cứu rơi nguyên cục kẹo ra may quá các bác ạ. Em up lên để các bác cảnh giác không nên cho chúng nó ăn mấy cái kẹo cứng và không nên để chúng nó tự chơi 1 mình các bác ạ! Nhà em hôm nay phước lớn quá ạ!”.

hình ảnh

Khi trẻ bị hóc dị vật đường thở, cấp cứu là thời gian vàng vì trẻ có thể bị ch.ết n.ão sau 4 phút bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên trang bị những kiến thức sơ cứu cơ bản cho mình để cấp cứu cho trẻ ngay tại nhà. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, khi con bị hóc nghẹn thì bố mẹ có thể nhờ người nhà gọi cấp cứu, sau đó thực hiện các bước sau:

Đứng sau đứa trẻ. Vòng tay qua eo của trẻ.

Nắm tay lại, đặt ngón tay cái vào trong. Đặt nắm tay ngay dưới ngực và trên rốn trẻ một chút.

Nắm lấy nắm đấm bằng tay còn lại để có thể ôm lấy trẻ.

Ấn vào bụng với động tác đẩy lên trên nhanh chóng. Điều này giúp đưa dị vật hoặc thức ăn ra khỏi miệng của trẻ.

Lặp lại động tác đẩy vào trong và lên trên cho đến khi mảnh thức ăn hoặc vật thể rơi ra ngoài.

Một khi dị vật ra ngoài, hãy đưa trẻ đi khám. Một mảnh dị vật vẫn có thể nằm trong phổi. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán liệu trẻ đã qua cơn nguy hiểm chưa.

hình ảnh

Với trẻ dưới 1 tuổi, hãy đặt em bé úp trên cẳng tay của bố hoặc mẹ. Cánh tay này nên được đặt trên đùi bố mẹ để đỡ lực. Dùng tay còn lại vỗ nhanh và mạnh vào giữa hai bả vai trẻ. Nếu không thành công sau 5 lần vỗ, hãy xoay trẻ nằm ngửa sao cho đầu thấp hơn ngực. Đặt hai ngón tay vào giữa chính giữa xương ức, ngay dưới ngực. Nhấn nhanh vào trong năm lần.

Tiếp tục chuỗi năm cú vỗ lưng và năm cú đẩy ngực cho đến khi dị vật ra ngoài. Không bao giờ đưa ngón tay vào miệng trẻ sơ sinh trừ khi bố mẹ có thể nhìn thấy dị vật. Làm như vậy có thể đẩy chỗ tắc nghẽn vào đường thở nhiều hơn. Chú ý quan sát con kể cả khi bé ngồi chơi một mình để phòng ngừa bất trắc.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X