7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết: Trẻ bị bệnh phải 𝚌ạ𝚘 𝚐𝚒ó, 𝚗ặ𝚗 𝚖á𝚞 độ𝚌 mới mau khỏi

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Với mức độ nhẹ dù có thể được chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi vì có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng.

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Với mức độ nhẹ dù có thể được chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi vì có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng.

Còn với sốt xuất huyết nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí không qua khỏi nếu không được phát hiện kịp thời. Thế nhưng hiện giờ vẫn có các nhận thức sai lầm về sốt xuất huyết nhiều người mắc phải.

Những thông tin này mình vừa đọc được trên báo Sức khỏe đời sống, giờ chia sẻ để mọi người xem bản thân có mắc sai lầm nào không nha.

Dưới đây là các quan niệm sai lầm cần tránh khi phòng chống bệnh sốt xuất huyết như sau:

hình ảnh

Muỗi gây sốt xuất huyết. Ảnh minh họa/Nguồn: Sina

Vừa mắc sốt xuất huyết rồi sẽ không mắc lại nữa

Không ít người nghĩ rằng vừa mắc sốt xuất huyết xong rồi sẽ không mắc lại bệnh này nữa. Đây là quan niệm chưa đúng.

Bởi sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3 và DEN – 4 và cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh. Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể.

Thế nhưng miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Bệnh nhân có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới, do đó có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Người bệnh hết sốt tức là khỏi bệnh

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ 3, vì vậy không ít người có tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt thì đã khỏi bệnh.

Thế nhưng thực tế từ ngày 3 – 7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Ở giai đoạn này, virus Dengue đã khiến hệ miễn dịch suy yếu rất nhiều gây ra những biến chứng như: Xuất huyết dưới da và chảy máu cam…

Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh, từ đó có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi, thậm chí không qua khỏi.

Mắc sốt xuất huyết không được uống nước dừa

Không ít người nghĩ rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải mà không được uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh có thể uống nước dừa, nước cam, nước chanh, nước bưởi để bù lại lượng dịch đã mất do sốt dài ngày.

Trong khi các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, có thể giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.

Trẻ bị sốt xuất huyết phải cạo gió, cắt lể để lấy bớt máu đ ộ c

Nhiều người khi thấy trẻ có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lể để lấy bớt máu đ ộ c sẽ nhanh khỏi.

Thế nhưng việc cạo gió, cắt lễ này dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Khiến cho vi trùng dễ dàng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

hình ảnh

Nhiều sai lầm khi trị bệnh sốt xuất huyết khiến trẻ càng nặng. Ảnh minh họa/Nguồn: kknews

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng, cống rãnh

Không ít người nghĩ rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh…

Thế nhưng thực ra muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày ngay nơi ở của chúng ta ở như: Bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, bể nước cá cảnh, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, vỏ hộp cơm, công trình xây dựng…

Do đó, cần chú ý loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng có thể là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Mẹ mắc sốt xuất huyết cách ly bé và không cho con bú

Khi mẹ mắc sốt xuất huyết nhiều người nghĩ rằng cần cách ly bé và không cho con bú mà vắt sữa ra bình. Tuy nhiên thực tế sốt xuất huyết lây qua đường máu, vì vậy việc cho con bú không ảnh hưởng gì.

Phun thuốc muỗi truyền sốt xuất huyết thời điểm nào cũng được

Nhiều người cho rằng phun thuốc muỗi vào giờ nào cũng được. Tuy nhiên để loại bỏ muỗi, việc đầu tiên vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc muỗi trưởng thành. Ðể loại bỏ muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng.

Bởi loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào đầu giờ sáng (vì sau một đêm đậu nghỉ muỗi đã bị đói), tiếp theo vào thời gian trước lúc mặt trời lặn.

Những thông tin này đã được báo chí chia sẻ rồi, mọi người tham khảo để rút kinh nghiệm cho bản thân và tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để phòng ngừa tốt nha.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X