7 hậu quả của việc ép con ăn, cha mẹ Việt cần lưu ý

Dưới đây là 7 hậu quả mà việc cha mẹ ép con ăn có thể gây ra. 1. Trẻ không phát triển mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm Trẻ cần có cơ hội phát triển khả năng ăn theo trực giác. Chúng cần hiểu khi nào mình đói và khi nào mình no.

Dưới đây là 7 hậu quả mà việc cha mẹ ép con ăn có thể gây ra.

1. Trẻ không phát triển mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm

7 hậu quả của việc ép con ăn, cha mẹ Việt cần lưu ý

Trẻ cần có cơ hội phát triển khả năng ăn theo trực giác. Chúng cần hiểu khi nào mình đói và khi nào mình no.

Để thúc đẩy hành vi ăn uống bình thường, cha mẹ cần phải cho trẻ có khả năng quyết định mình muốn ăn bao nhiêu và ngừng ăn khi đến một ngưỡng nào đó mà cơ thể và tinh thần đã được thỏa mãn hoàn toàn.

2. Ăn uống trở thành thước đo thành công

Việc ăn uống là tự nhiên và bạn không cần phải khen ngợi trẻ nhỏ vì ăn tốt, ăn nhiều.

Khi cha mẹ làm như vậy, những lời khen khoa trương sẽ khiến trẻ tự ti hơn.

Một sai lầm khác cha mẹ có thể mắc phải là mắng trẻ khi chúng không ăn hết suất cơm, điều này cũng có hại cho thói quen ăn uống đang phát triển của trẻ.

Nếu muốn, bạn có thể diễn đạt bằng lời hành vi của con bằng cách nói: “Mẹ tháy con chưa đụng đến bữa trưa. Con có vấn đề gì không?”

3. Trẻ mất quyền kiểm soát với cơ thể của chúng

Tác hại của việc ép con ăn, mẹ cần lưu ý | Vinmec

Thật tuyệt vời khi trẻ em cũng có quyền tự chủ với cơ thể, kiểm soát những gì xảy ra với cơ thể mình, giống như người lớn.

Tuy nhiên trong khi cha mẹ cố gắng đảm bảo con ăn đủ, bạn có thể tập trung vào quyền lực của mình hơn là khuyến khích con lựa chọn thực phẩm lành mạnh.

Chuyên gia gợi ý nên rèn luyện tính tự chủ cho trẻ bằng cách cho trẻ khả năng tự điều chỉnh, lựa chọn và lập giới hạn khi cho trẻ ăn.

4. Kết nối giữa cơ thể và bộ não có thể yếu đi

Khi chúng ta đang ăn, não sẽ nhận được tín hiệu từ các hormone tiêu hóa, giúp tăng cường cảm giác no.

Và khi cha mẹ không để trẻ em lắng nghe não bộ của chúng, các nhà khoa học cảnh báo rằng điều này có thể gây ra các vấn đề lâu dài.

Ăn quá nhiều và béo phì ở trẻ có liên quan đến chức năng nhận thức kém.

5. Tăng nguy cơ béo phì

Khóc, cười ép con... ăn

1/5 trẻ béo phì bị dụ dỗ, hăm dọa hoặc ép ăn một cách vô thức.

Csc nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho con ăn những khẩu phần quá lớn và ép con ăn nhiều hơn con muốn là nguyên nhân phổ biến của việc ăn quá nhiều và thừa cân.

6. Trẻ bắt đầu ghét thức ăn lành mạnh

Nếu trải nghiệm với thức ăn mà cha mẹ mang lại cho con quá tiêu cực, có khả năng trẻ sẽ né tránh loại thức ăn đó và trở thành kén ăn.

Do tâm lý sợ những đồ ăn lạ, việc trẻ từ chối ăn một số thực phẩm lúc ban đầu là bình thường, tuy nhiên từ chối ăn đi cùng bị ép ăn sẽ tăng nguy cơ phát triển ác cảm với các thực phẩm lành mạnh.

7. Trẻ cảm thấy tội lỗi khi lãng phí thực phẩm

Lãng phí thực phẩm là vấn đề lớn toàn cầu và việc đảm bảo thực phẩm không đi vào thùng rác là trách nhiệm của người lớn.

Tuy nhiên đề cập đến những điều bi thảm như nạn đói trên thế giới sẽ không khiến trẻ đột ngột trân trọng món súp lơ xanh hơn, và sẽ không mang lại điều gì ngoài sự chống đối.

Thay vào đó, bạn có thể cho trẻ ăn những suất ăn nhỏ hơn hoặc hỏi từ trước xem trẻ có đói hay không.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X