𝙲𝚘𝚗 𝚝𝚛𝚊𝚒 𝟿 𝚝𝚑á𝚗𝚐 𝚗𝚐ạ𝚝 𝚝𝚑ở 𝚗𝚐𝚞𝚢 𝚔ị𝚌𝚑, 𝚗𝚐𝚑𝚒 𝚋ị 𝚜ặ𝚌 𝚜ữ𝚊, 𝚗𝚑ì𝚗 𝚝𝚑ứ 𝚋á𝚌 𝚜ĩ 𝚐ắ𝚙 𝚛𝚊 𝚝ừ 𝚙𝚑ế 𝚚𝚞ả𝚗 𝚌𝚘𝚗, 𝚖ẹ 𝚖ớ𝚒 𝚋à𝚗𝚐 𝚑𝚘à𝚗𝚐 â𝚗 𝚑ậ𝚗

Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 3/9, Trương Quân Hồng, giám đốc chuyên khoa nhi, bệnh viện nhi Ninh Hạ, Ngân Xuyên (Trung Quốc), đã nhận được cuộc gọi cầu cứu từ bệnh viện trung ương Hồng Tự Bảo. Họ cho biết đang điều trị khẩn cấp cho một bé trai 9 tháng tuổi bị

Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 3/9, Trương Quân Hồng, giám đốc chuyên khoa nhi, bệnh viện nhi Ninh Hạ, Ngân Xuyên (Trung Quốc), đã nhận được cuộc gọi cầu cứu từ bệnh viện trung ương Hồng Tự Bảo. Họ cho biết đang điều trị khẩn cấp cho một bé trai 9 tháng tuổi bị sặc sữa dẫn đến ngạt thở, tình trạng nguy kịch.

Bác sĩ Trương lập tức tiến hành hội chẩn từ xa qua điện thoại, hướng dẫn đội ngũ y tế địa phương thực hiện điều trị và thiết lập hệ thống thông khí cho bệnh nhi. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng gấp rút điều động nhân viên và xe cấp cứu, chạy đua với thời gian để đưa đứa trẻ đến Ngân Xuyên.

Con trai 9 tháng ngạt thở nguy kịch, nghi bị sặc sữa, nhưng nhìn thứ bác sĩ gắp ra từ phế quản đứa trẻ, mẹ mới bàng hoàng ân hận - Ảnh 1.Đến khoảng 2 giờ 30 phút sáng ngày 4, bệnh nhi đã đến được bệnh viện nhi Ninh Hạ an toàn và được gấp rút chuyển vào đơn vị chăm sóc đặc biệt. Sau khi tiến hành cấp cứu, chụp CT ngực, đặt ống nội khí quản, chống nhiễm trùng… bác sĩ Trương phát hiện tình hình của đứa trẻ không tốt hơn mà có tiến triển xấu. Dấu hiệu xẹp phổi trở nên rõ ràng hơn, lượng oxy giảm khi đặt trẻ nằm ngửa.

Theo kinh nghiêm lâu năm trong nghề, bác sĩ Trương cho rằng nguyên nhân có thể là đứa trẻ này mắc dị vật trong đường thở. Sau đó ông kết hợp với giám đốc trung tâm nội soi, quyết định sử dụng ống nội soi phế quản nhỏ nhất để thăm dò.

Quả nhiên không nằm ngoài dự đoán, khi ống dò nội soi đến phế quản phải của bệnh nhi, bác sĩ nhìn thấy bên trong bị mắc kẹt một dị vật màu trắng, không rõ là thứ gì. Nếu dị vật trong đường thở không được loại bỏ kịp thời, chức năng phổi của trẻ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.

Đội ngũ y bác sĩ đã phải dùng loại kẹp gắp siêu nhỏ để tiến hành loại bỏ dị vật khỏi đường thở của đứa trẻ. Cuộc nội soi kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ, cuối cùng bác sĩ đã thành công gắp được dị vật bên trong phế quản của cậu bé. Lượng khí lưu thông vào phổi của đứa trẻ nhanh chóng được cải thiện, đứa trẻ đã trong tình trạng an toàn.

Nhìn dị vật được gắp ra, các bác sĩ cảm thấy khá tò mò. Đây không phải là thức ăn mà là một mảnh nhựa được vo tròn có kích thước 1cm x 1,5cm. Kiểm tra kỹ hơn, hóa ra đây là miếng nhãn dán trên áo quần của trẻ nhỏ.

Những miếng nhãn dán này thường nằm ở mặt trong quần áo và rất dễ bị bỏ sót. Nếu phụ huynh không kiểm tra kỹ và loại bỏ trước khi cho trẻ mặc vào, trẻ có thể vô tình tự bóc ra và cho vào miệng nuốt chửng.

Bác sĩ Trương nhắc nhở các bậc cha mẹ nên tăng cường giám sát con nhỏ, kiểm tra xung quanh con có các vật nhỏ như đồng xu, nút áo, hoặc các món đồ chơi có kích thước quá nhỏ… thì phải loại bỏ ngay lập tức, để xa tầm tay con. Bên cạnh đó, trẻ đang trong giai đoạn tập ăn nên tránh cho ăn các loại hạt nhỏ như hạt dưa, đậu phộng… để hạn chế nguy cơ hóc thức ăn.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X