𝙱é 𝚝𝚛𝚊𝚒 𝚋ị 𝚑ó𝚌 𝚑ạ𝚝 𝚗𝚑ã𝚗, 𝚋à 𝚗𝚐𝚘ạ𝚒 𝚗𝚑𝚊𝚗𝚑 𝚝𝚛í 𝚌ứ𝚞 𝚌𝚑ữ𝚊, 𝚟à𝚒 𝚐𝚒â𝚢 𝚋é đã 𝚊𝚗 𝚝𝚘à𝚗

Hôm trước em đọc trên diễn đàn bài chia sẻ của người mẹ có con bị hóc hạt nhãn, chị cho biết phải vất vả chuyển con đến 3 bệnh viện mới gắp được hạt nhãn ra, nếu hạt nhãn đi lên đường khí quản tầm 1cm thì bé sẽ bị đe dọa đến tính

Hôm trước em đọc trên diễn đàn bài chia sẻ của người mẹ có con bị hóc hạt nhãn, chị cho biết phải vất vả chuyển con đến 3 bệnh viện mới gắp được hạt nhãn ra, nếu hạt nhãn đi lên đường khí quản tầm 1cm thì bé sẽ bị đe dọa đến tính mạng rồi.

Vậy nên trong cuộc sống hàng ngày, em nghĩ bất kỳ ai trong gia đình có trẻ nhỏ cũng cần biết cách sơ cứu trẻ khi gặp tình huống nguy hiểm này. Như hôm nay em đọc trên trang Sohu có đề cập đến câu chuyện người bà ở nhà trông cháu, không biết đứa cháu nghịch ngợm thế nào mà trong lúc ăn nhãn đã để hạt nhãn mắc vào cổ họng. May mắn người bà đã rất tinh ý và áp dụng cách sơ cứu phổ biến giúp cháu trai mình thoát nạn trong gang tấc.

hình ảnh

Được biết vì vợ chồng con gái đi làm cả ngày nên người bà đã lên thành phố để trông giữ cháu trai. Trong lúc cho cháu ăn nhãn thì đứa bé đã bị hóc hạt nhãn vào cổ họng, rất may người bà đã bình tĩnh áp dụng thủ thuật sơ cứu của Heimlich để cứu nguy cho cháu bé. Trong vài giây, hạt nhãn từ trong cổ họng của đứa trẻ đã rơi ra ngoài.

hình ảnh

Nguồn hình: sohu

Sau khi xem đoạn video này, thực sự em thấy rất ngưỡng mộ người bà, chắc chắn trước đó bà đã học được một kỹ năng sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật. Đây là kỹ năng rất quan trọng vì khi trẻ bị hóc dị vật thường sẽ bị ngạt thở trong vòng vài phút. Lúc này nếu không có biện pháp sơ cứu kịp thời sẽ khiến tình hình phát triển trở nên trầm trọng hơn.

hình ảnh

Trước đó em cũng đã từng gặp trường hợp một bé gái hóc hạt nhãn nhưng cha mẹ không biết cách sơ cứu nên đã dùng tay móc trực tiếp vào họng đứa con, kết quả là không những không lấy được dị vật ra ngoài mà con đẩy hạt nhãn sâu hơn vào cổ họng. Cuối cùng, sau khi đưa vào viện cấp cứu, đứa trẻ may mắn đã thoát khỏi nguy hiểm nhưng cổ họng cũng bị tổn thương nhiều.

Vì vậy khi chăm sóc trẻ nhỏ, người lớn trong gia đình cần nắm các kỹ năng cần thiết để cấp cứu trẻ khi gặp tình huống nguy hiểm. Với những trường hợp trẻ bị mắc dị vật trong cổ họng thì thủ thuật sơ cứu Heimlich được xem là cách đơn giản và hiệu quả nhất để xử lý.

Nói một cách đơn giản, phụ huynh có thể xem bụng như một túi khí và cổ họng là cửa thoát khí. Khi mắc kẹt cổ họng, khí trong bụng sẽ được tống ra ngoài bằng cách ấn bụng liên tục. Do cổ họng bị nghẹt nên khí sẽ đẩy dị vật ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên thủ thuật này chỉ áp dụng với trẻ 2 tuổi trở lên, phụ huynh làm theo từng bước dưới đây:

Trường hợp trẻ còn tỉnh:

– Đứng hoặc quỳ phía sau, vòng 2 tay qua người trẻ

– Đặt 1 bàn tay (nắm đấm) dưới mũi ức

– Đặt bàn tay kia ôm lấy nắm đấm

– Ấn bụng mạnh hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên 5 lần

– Kiểm tra miệng lấy dị vật nếu có

– Nếu vẫn còn tắc nghẽn thì tiếp tục lặp lại ấn bụng như trên

Trường hợp trẻ hôn mê, bất tỉnh:

– Đặt trẻ nằm ngửa

– Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ

– Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp

– Sau đó kiểm tra đường thở. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài thì tiếp tục làm lại các bước trên cho đến khi dị vật rơi ra hoặc gọi cấp cứu tới.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thao tác vỗ lưng, ấn ngực được thực hiện như sau:

– Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái đẩy cằm trẻ lên cho cổ ưỡn tránh gập đường thở

– Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai

– Sau đó, lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái

– Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X