𝙱é 𝚐á𝚒 𝟻 𝚝𝚞ổ𝚒 𝚋ị 𝚑ó𝚌 𝚡ươ𝚗𝚐 𝚌á, 𝚖ẹ đị𝚗𝚑 𝚌𝚑𝚘 𝚗𝚞ố𝚝 𝚌ơ𝚖 𝚗𝚐𝚞ộ𝚒 𝚗𝚑ư𝚗𝚐 𝚋à 𝚗ộ𝚒 𝚌ả𝚗 𝚗𝚐𝚊𝚢

Ăn cá không chỉ giúp bé thông minh hơn mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, trong cá có lại nhiều xương và trẻ bị hóc xương cá là tai nạn thường gặp trong các bữa ăn gia đình. Gần đây, một bác sĩ nhi đã chia sẻ câu chuyện

Ăn cá không chỉ giúp bé thông minh hơn mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, trong cá có lại nhiều xương và trẻ bị hóc xương cá là tai nạn thường gặp trong các bữa ăn gia đình.

Gần đây, một bác sĩ nhi đã chia sẻ câu chuyện về cách sơ cứu của bà nội khi cháu bị hóc xương cá. Đây cũng là kinh nghiệm quý báu cho các bậc phụ huynh trong thời gian này, đặc biệt là ở những khu vực hạn chế người dân ra đường.

Bác sĩ cho biết cô bé 5 tuổi được bố mẹ đưa đến viện sau khi bị hóc xương cá. Gia đình cho biết em bé rất thích ăn cá, mỗi lần biết trong bữa cơm chiều có món cá thì bé rất háo hức. Cả nhà, đặc biệt là bà nội liên tục nhắc nhở bé phải nhai kỹ, cho dù người lớn có lừa hết xương ra thì vẫn còn có khả năng còn sót lại một ít và gây nguy hiểm nếu đứa trẻ ăn uống không đàng hoàng trên bàn ăn.

hình ảnh

Thật đáng tiếc khi người lớn càng lo sợ điều gì thì điều đó càng dễ xảy ra. Hôm đó cô bé tuy miệng ăn cơm nhai nhồm nhoàm nhưng vẫn quay sang hào hứng kể chuyện với bà nội, mặc dù bố mẹ và và luôn bảo với con nhai xong hẵng nói, hôm đó lại có món cá quả mà con yêu thích. Trong bữa ăn, đột nhiên bé gái đang nói cười bỗng khuôn mặt căng thẳng, nhăn nhó. Bé gái quay sang nói rằng con cảm thấy có cái gì vướng ở cổ họng. Người mẹ lập tức kêu trời:

“Thấy chưa, mẹ đã bảo con rồi mà.”

Người mẹ cho biết khi mình còn nhỏ, mỗi lần trong nhà có trẻ bị hóc xương cá thì một phương pháp truyền thống được nhiều bậc cha mẹ áp dụng là nuốt trọng một miếng cơm. Bằng cách này, cái xương bị mắc có thể cuốn xuống dạ dày cùng với cơm. Nhớ lại điều này, người mẹ định nhón tay lấy một miếng cơm đưa cho con gái ăn thì bà nội ngồi kế bên ngăn lại.

hình ảnh

Trẻ em rất dễ hóc nghẹn khi ăn uống (Ảnh minh họa, nguồn QQ)

Đầu tiên, bà bảo con dâu lập tức đi lấy nhíp , sau đó bảo cháu gái há to miệng phát ra tiếng “A”, cố gắng gắp xương cá ra. Thật không ngờ, nó đã thất bại. Thấy con gái khó chịu, người mẹ đứng kế bên càng sốt suột lo lắng.

Sau đó, bà nội lại bảo cháu cố gắng ho và cố khạc ra xương cá. Nhưng dù đã đã cố gắng nhiều lần thì vẫn không có kết quả. Người mẹ đứng bên cạnh đã nhón muỗng lấy một miếng cơm to, nhưng bà nội chợi vỗ trán quay sang bảo con trai và con dâu: “Nhà còn kẹo vitamin không cho cháu nó ngậm. Nếu là xương cá cực nhỏ thì sẽ mềm ra”.

Người mẹ lo lắng làm theo, sau khi cho con gái ăn xong thì bố mẹ liền đưa con gái đến phòng khám nhi ngay dưới chung cư. Vị bác sĩ đã nhanh chóng gắp được xương cá cho bé gái. Người mẹ sau khi thuật lại câu chuyện thì hào hứng cảm ơn bác sĩ, nhưng bác sĩ nói: “Hãy cảm ơn bà nội của bé. Ba hành động quyết định của bà đã cứu cháu bé đấy. Đó mới là người mà chị nên nói lời cám ơn”. Mẹ bé sửng sốt, sau khi nghe bác sĩ phân tích mới hiểu rằng việc làm của mẹ chồng là có lý do, chứ không phải kiểu chữa hóc xương cá truyền tai như nuốt trọng cơm.

hình ảnh

(Ảnh minh họa, nguồn QQ)

Ba điều mà bà nội làm đã cứu cháu gái bị hóc xương cá được bác sĩ phân tích như sau:

Điều đầu tiên mang tính quyết định: Bà không áp dụng phương pháp cổ xưa như nuốt cơm, ăn bánh hấp… Làm như vậy xương cá sẽ càng bị chặt và khó lấy ra.

Điều quyết định thứ hai là: Bà lập tức hối con trai và con gái đưa cháu đến phòng khám, không coi chuyện này là chuyện nhỏ.

Điều quyết định thứ ba là bà đã có phương pháp sơ cứu đúng cách ngay từ đầu, không để xương cá vào sâu hơn.

Thật là một may mắn, trong cái rủi có cái may. Nếu không có bà nội, có lẽ người mẹ vẫn sẽ dùng những cách chữa mẹo như nuốt cơm, nuốt một ngụm dấm, càng làm đau đứa trẻ, bỏ qua thời gian sơ cứu tốt nhất.

hình ảnh

(Ảnh minh họa, nguồn QQ)

Các mẹ cũng lưu ý khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ phải biết những cách sơ cứu thông thường sau:

-Khuyến khích trẻ ho nhẹ nhàng: Xương cá mắc kẹt trong họng, thường ở rìa amidan. Bà nội đã vội kêu cháu ho nhẹ xem lực rung có thể ho ra xương cá hay không. Đây là bước đầu tiên, nói chung, xương cá nhỏ sẽ ho ra tại thời điểm đó.

– Nếu có viên vitamin C ở nhà, sau khi trẻ ho mà vẫn không đỡ thì cho bé ngậm, có thể cho nhanh vào miệng và đợi cho tan hết, vitamin C sẽ làm mềm các xương cá li ti. Tất nhiên, phương pháp này chỉ hữu ích với những chiếc xương cá cực nhỏ.

– Lúc này, mẹ vẫn phải đưa bé đi khám bác sĩ, vì một số xương cá nằm rất sâu, nếu mắc vào cổ họng quá lâu sẽ là một điều nguy hiểm.

Điều cần nhớ ở đây là mẹ dù có sốt ruột đến đâu cũng đừng giúp con sai cách . Ví dụ, dùng tay ngoáy họng có thể làm di chuyển xương cá, ăn bánh hấp dễ làm trôn xương cá vào dạ dày…

Theo giadinhmoi

BÀI LIÊN QUAN
X