𝙱𝚒ế𝚝 𝚜ắ𝚙 đ𝚒, 𝚟ợ 𝙵𝟶 𝚗𝚑ắ𝚗 𝚝𝚒𝚗 𝚣𝚊𝚕𝚘: ” 𝙴𝚖 𝚢ế𝚞 𝚕ắ𝚖 𝚛ồ𝚒, 𝚊 𝚌ố 𝚐ắ𝚗𝚐 ở 𝚕ạ𝚒 𝚗𝚞ô𝚒 𝚌á𝚌 𝚌𝚘𝚗 𝚗𝚑𝚊”

Dịch Covid-19 khiến nhiều gia đình li tán, câu chuyện của chị Dương Kim Ng., (32 tuổi), ngụ tại Bến Cát, Bình Dương khiến nhiều người không cầm nổi nước mắt. Chị ra đi mãi mãi để lại cho anh Tiêu Hoàng Kha (31 tuổi) 3 đứa con, một bé 10 tuổi, bé thứ hai

Dịch Covid-19 khiến nhiều gia đình li tán, câu chuyện của chị Dương Kim Ng., (32 tuổi), ngụ tại Bến Cát, Bình Dương khiến nhiều người không cầm nổi nước mắt. Chị ra đi mãi mãi để lại cho anh Tiêu Hoàng Kha (31 tuổi) 3 đứa con, một bé 10 tuổi, bé thứ hai 2 tuổi và đứa con út đỏ hỏn mới sinh được vài ngày.

Anh Kha và chị Ng., nên duyên với nhau từ năm 2015, nhưng mãi 4 năm sau, anh chị mới gom đủ tiền làm đám cưới. Thương người phụ nữ đã qua một lần đò, anh Kha yêu thương, chăm sóc bé trai lớn – đứa con riêng của chị Ngân như con ruột. Người đàn ông hiền lành, chất phác, ngày ngày vẫn đi làm thợ hàn, trang trải lo cho 3 mẹ con.

Nhưng từ khi dịch Covid-19 ập đến, anh Kha mất việc, chị Ng., lại sắp sinh bé thứ 3, gia đình anh rơi vào cảnh éo le. Anh Kha không lường trước được rằng, ngày anh đi cách ly cũng là ngày được nhìn mặt vợ lần cuối.

Từ khi Bình Dương giãn cách xã hội, vợ chồng anh Kha đều ở yên trong phòng trọ, nhà vừa có con nhỏ, vợ vừa bầu sắp sinh nên chẳng dám bước chân ra ngoài. Vậy mà cũng lần lượt chồng, đến vợ và con dương tính với Covid-19.

Vợ chồng mỗi người điều trị một nơi, con 10 tuổi và 2 tuổi ở nhà phải nhờ một người bạn qua chăm giúp. Cũng từ đó, gia đình chẳng còn cơ hội để đoàn tụ bên nhau thêm một lần nào nữa.

Hai vợ chồng anh đi cách ly từ 23/8, mỗi người một nơi, anh Kha ở viện Việt Đức, còn vợ anh nằm ở BV dã chiến tỉnh Bình Dương. Đêm bác sĩ báo chị lên bàn mổ sinh con, lòng anh như lửa đốt.

“Vợ gọi điện thông báo sắp sinh, tôi cũng chỉ biết khấn trời phật sao thôi chứ biết làm sao giờ. Lúc đó là cũng thở oxy rồi. Mổ xong là vợ tôi bắt đầu nguy kịch.

7 giờ sáng ngày 9.9, bác sĩ báo vợ anh không qua khỏi, chị vừa mất lúc 1 giờ sáng. Trước mắt tối sầm, Covid-19 đã cướp đi vợ của anh, 3 đứa con anh từ nay sẽ mồ côi mẹ, rồi anh sẽ nói với các con như thế nào… Nước mắt cứ vậy túa rơi trên gương mặt ông bố trẻ.

Chia sẻ trên tờ Nhịp Sống Việt, anh Kha nghẹn ngào kể lại: 19 giờ 12 phút ngày 8.9, anh Kha nhận tin nhắn Zalo từ vợ: “Em yếu lắm rồi, anh cố gắng nuôi con nha”. Anh trả lời vồ vập: “Em cố lên đi về lo cho con nhé em”. Sau vài phút không nhận được câu trả lời, anh nhắn tiếp: “Em cố lên nhé em về nuôi với anh nha. Mình anh lo sao nổi”. Vẫn không thấy ô chat hiện chữ “Đang soạn tin”, lòng nóng như lửa đốt, anh nhắn: “Nhe em”… Rồi anh gọi liên tục đến điện thoại vợ, những tiếng tút tút liên hồi, không có hồi âm.

Từ ngày mẹ mất vì Covid-19, 3 đứa trẻ mồ côi đứa lớn 10 tuổi thút thít khóc, đứa nhỏ 2 tuổi chạy đến trước bàn thờ chỉ vào di ảnh gọi “Mẹ, mẹ” còn đứa bé nhất khát sữa mẹ cứ khóc suốt, anh Kha vừa vỗ về con khiến ông bố trẻ nghẹn ở lồng ngực chẳng thở được.

“Đồ đạc của vợ tôi đã đốt hết rồi, nhưng ráng lục tìm may sao còn lại chiếc áo, tôi bế con lên nằm võng, lấy áo đó cho con ôm là 5 phút sau nó ngủ ngon lành. Nhìn con tìm hơi mẹ vậy đau lòng lắm. Bé còn quá nhỏ để biết rằng mãi mãi không còn mẹ nữa. Bé sơ sinh vẫn đang được chị hàng xóm trông giúp, cách nhau 50m mà còn cách ly nên tôi chỉ đứng nhìn con từ xa. Thương con nhất vì chưa được gần mẹ một giây phút nào, cũng chưa được uống một giọt sữa nào của mẹ”, anh tâm sự.

Đã 6 ngày kể từ khi chị nhà mất, anh Kha đều sống nương nhờ vào sự giúp đỡ của bà con làng xóm. Có người trong xóm trọ hay tin, vào tận bệnh viện Bình Dương đón đưa con sơ sinh của anh về chăm sóc hộ vài hôm. Tã bỉm hay sữa đều được gia đình tốt bụng ấy lo tất một tay.

Còn anh ở nhà lo chạy nốt đám tang và lo cho 2 đứa còn lại. Bé trai 2 tuổi nhớ hơi mẹ, cứ khóc suốt. Anh cũng bối rối, không biết dỗ con sao. Đứa trẻ còn quá nhỏ để biết rằng mẹ em đã mãi mãi không còn nữa.

“Người ta vô bệnh viện nhận bé về, rồi mang qua nuôi. May có người lo hộ giúp chứ nhà vẫn chưa lo được. Các cháu khóc nhiều lắm nhưng biết sao giờ… Chăm cùng lúc 2 đứa, lương thực không còn đủ. Có mọi người ai cũng thương người ta cho ít đồ. Có người cho mì gạo, hôm qua có cô hàng xóm qua đưa con cá cho ăn”, anh Kha nói.

Trần Thị Mỹ Nhan (31 tuổi, TX Bến Cát, Bình Dương – người đang nuôi con vừa sinh của anh Kha chị Ng.,) cũng tâm sự, ngay từ ngày 2.9 chị Ng., mổ bắt con, chị đã tới bệnh viện để đón bé về chăm sóc.

Trước đó, chị Ngân nhờ chị Nhan tìm người chăm giúp em bé, nhưng thấy gia đình chị Ngân khó khăn, lại thương em bé nên dù có 2 con và vẫn đang ở nhà trọ, chị Nhan tình nguyện nuôi giúp.

“Từ lúc đón bé về ngày nào tôi cũng gọi điện thoại video cho chị Ng., nhưng lúc được lúc không, tôi chụp nhiều ảnh bé gửi vào Zalo để chị Ngân xem, đặng có thêm động lực. Cuộc gọi nào hai mẹ con cũng nhìn nhau vậy, không nói được câu gì hết, tôi thấy tội lắm mà không biết phải làm sao. Tôi đã xin công ty nghỉ đến hết tháng 9 để chăm bé, khi nào gia đình đón bé về được thì tôi đi làm lại”, chị Nhan thuật lại.

Theo lời chị Nhan, vợ chồng anh Kha chị Ng., không khá giả gì, lúc chị Ng., có bầu cũng không có điều kiện để bồi bổ, nhiều khi hàng xóm cho gì ăn đó. Do vậy, biết chuyện 3 đứa trẻ mồ côi vì Covid-19, xung quanh cũng gom góp mua tã, sữa gửi sang để chị phụ chăm các bé.

Biết câu chuyện đau lòng của gia đình, luật sư Phạm Hoài Nam (Hãng luật Giải Phóng)- cũng là cậu ruột của anh Kha đã đứng ra kêu gọi trên mạng xã hội để hỗ trợ. Được biết, trong 4 ngày anh Nam đã kêu gọi được 200 triệu.

“Tôi có đứng ra kêu gọi tấm lòng các MTQ, nhà hảo tâm giúp đỡ các cháu hỗ trợ phần nào. Gia đình có kêu gọi quyên góp 30 triệu trước đó để lo chi phí mai táng. Bệnh viện cũng mới báo còn 15 triệu phí điều trị bệnh viện phải hoàn tất trước 17/9.

Tôi cũng có lập tài khoản riêng cho anh Kha, để sau này người ta muốn giúp các cháu nữa thì Kha có thể nhận trực tiếp”, anh Nam cho hay.

Nhận nhiều tình cảm của bà con xóm làng và sự ủng hộ của cả những người xa lạ, anh Kha cũng áy náy:

“Tôi không biết xài thẻ, không rành gì hết. Người ta mới lập cho tôi cái thẻ để lo cho các cháu sau này, đợi bao giờ ổn định sẽ đi lấy thẻ sau. Nhưng tôi sợ người ta cho mình nhiều quá, vợ ở dưới trả người ta, tội bả”, anh Kha nói.

Theo Thanh Niên, Nhịp Sống Việt

BÀI LIÊN QUAN
X